Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội nghiêm trọng cần được quan tâm đúng mức. Đối với trẻ 3 tuổi chưa hiểu hết bản chất, hậu quả của sự việc, trẻ cần sự ấm áp, quan tâm của gia đình hơn là những hình phạt tàn nhẫn.
Được biết, Trung tâm Dịch vụ Cộng đồng đã tham gia vào cuộc điều tra và bày tỏ sẽ giúp đỡ, cũng như hỗ trợ cần thiết cho gia đình nạn nhân. Đồng thời, các tổ chức bảo vệ trẻ em kêu gọi mọi thành phần trong xã hội quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em.
Gia đình là nơi ươm mầm cho trẻ lớn lên. Nuôi dưỡng những giá trị tích cực và lắng nghe, tôn trọng tiếng nói của trẻ là cốt lõi của giáo dục gia đình.
Bạo hành trẻ em để lại nhiều hệ quả vô cùng tiêu cực, không chỉ làm thể chất suy kiệt khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển, bệnh tật, ốm đau… mà còn hằn sâu vết thương tâm trí nghiêm trọng, khiến tâm lý trẻ luôn trong tình trạng lo sợ, tự ti, rụt rè, nhút nhát…
Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính, khả năng nhìn nhận những mặt tốt - xấu trong xã hội bị ảnh hưởng, thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh. Nặng hơn, trẻ có thể bị hoang tưởng, ảo giác, tâm trí bất ổn và xa lánh mọi người, phó mặc cuộc sống, không có ước mơ, hoài bão và mục đích, lý tưởng sống.
Cơ thể trẻ xuất hiện các vết thương, vết bầm tím
Mặc dù, trẻ em thường có các vết bầm tím hay vết thương trên người do trẻ hay chạy nhảy, nhưng TS. Maguire, ĐH Cardiff, Anh nhấn mạnh những vết bầm hay vết thương do bạo hành là khá đặc trưng để cha mẹ nhận biết. Hãy bình tĩnh suy nghĩ và quan sát thêm những dấu hiệu khác để xác định trẻ có đang bị bạo hành thể chất hay không.
Trẻ sợ hãi, không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai
Trẻ đột nhiên không muốn tiếp xúc với người khác, luôn tỏ ra sợ sệt, căng thẳng hay khóc nhè thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bạo hành hoặc gặp vấn đề tâm lý.
Trẻ bỗng trở nên bạo lực hơn
Không phải tự nhiên một đứa trẻ lại xuất hiện những hành động bạo lực như đập phá đồ đạc, quấy rối người khác hay tự làm hại bản thân. Lý do khiến trẻ bắt đầu không kiểm soát được bản thân như vậy cũng là do gặp áp lực về tinh thần nghiêm trọng.
Trẻ không muốn đi học, tự ý bỏ học
Trẻ đột ngột quấy khóc, nằng nặc không muốn đến trường, lớp một cách dữ dội thì đây lại là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bố mẹ nên tìm hiểu xem ở trường, lớp đã xảy ra những việc gì lại khiến con mình trở nên rụt rè, sợ hãi như vậy.