Chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học: Thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới

22/04/2024, 07:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Quản lý giáo dục chia sẻ về Chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học.

Thứ tư, trong kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đảm bảo điều kiện tiên quyết và tính logic khoa học của thứ tự triển khai các học phần. Khuyến khích giảng viên triển khai các học phần tăng cường trải nghiệm cho sinh viên ở môi trường thực; kết nối với cơ sở giáo dục phổ thông, giới thiệu sinh viên xuống quan sát, học hỏi trong các tiết tự học có hướng dẫn.

Thứ năm, tăng cường sự gắn kết quá trình đào tạo với thực tiễn trường phổ thông. Theo đó, Bộ GD&ĐT cần quy định trách nhiệm cho trường phổ thông trong việc phối hợp hướng dẫn thực hành, thực tập của sinh viên sư phạm. Tăng cường thời lượng sinh viên sư phạm tiếp xúc với trường để giáo viên phổ thông hướng dẫn, kèm cặp. Tạo môi trường thuận lợi để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên như mô hình đào tạo khối ngành y tế.

Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo giáo viên, cần tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện hệ thống kỹ năng sư phạm bằng các hoạt động nội, ngoại khóa, hoạt động tập thể, xã hội... Tuy nhiên, phải thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong môi trường thực, không chỉ giới hạn ở các đợt kiến tập, thực tập sư phạm. Sinh viên cần được rèn luyện trong môi trường thực hành càng sớm càng tốt.

Gắn với yêu cầu này có thể có những quy định cụ thể về xây dựng trường thực hành (trực thuộc trường đại học đào tạo giáo viên) hoặc xây dựng mạng lưới trường thực hành gần các trường đại học đào tạo giáo viên. Đối với trường đại học đào tạo giáo viên có trường thực hành trực thuộc phải xem đầu tư cho trường thực hành như đầu tư cho các phòng thí nghiệm hiện đại của khoa/viện thực nghiệm.

Cuối cùng, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cần có sự gắn kết. Khi xây dựng, phát triển các chương trình bồi dưỡng dành cho giáo viên, bên cạnh khảo sát nhu cầu cá nhân của giáo viên, cần đối chiếu chương trình đào tạo giáo viên trước đây với chương trình đào tạo giáo viên hiện tại; cập nhật yêu cầu mới đối với giáo viên gắn với chiến lược phát triển giáo dục quốc gia và các yếu tố khác liên quan, xác định khoảng trống cần bù lấp để giúp giáo viên có đủ năng lực thực hiện chương trình GDPT trong bối cảnh luôn thay đổi.

Thầy trò Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Fanpage Khoa
Thầy trò Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Fanpage Khoa

Yêu cầu mới với giáo viên

- Vậy theo bà, đâu là những yêu cầu giáo viên cần đáp ứng trong bối cảnh đổi mới hiện nay, cụ thể khi triển khai Chương trình GDPT 2018?

- Thực hiện Chương trình GDPT theo hướng chuyển mạnh từ tập trung vào nội dung sang phát triển toàn diện năng lực người học sẽ dẫn đến những thay đổi trong vai trò của giáo viên.

Có thể thấy, giáo viên phổ thông ngày nay phải đảm nhận nhiều chức năng, trách nhiệm trong thực hiện chương trình giáo dục và họ phải có những năng lực mới. Các yêu cầu đối với giáo viên trong triển khai Chương trình GDPT 2018 có thể kể đến như:

Giáo viên phải tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường với vai trò nghiên cứu chương trình giáo dục cấp học; phân tích bối cảnh địa phương, nhà trường, tìm hiểu kỹ học sinh để lựa chọn nội dung dạy học, giáo dục, tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương trên cơ sở chương trình khung quốc gia.

Giáo viên phải có khả năng vận dụng kiến thức về nội dung và chiến lược dạy học của môn học/lĩnh vực để xây dựng các hoạt động dạy học hấp dẫn, thu hút học sinh. Trong đó, chú trọng thiết kế các hoạt động học tập, lập kế hoạch, triển khai hoạt động dạy và học có cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo tính gắn kết với học sinh và thúc đẩy việc học tập.

Sử dụng tối đa nguồn tri thức trong xã hội, dẫn dắt, lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập một cách chủ động tích cực bằng các chiến lược dạy học đa dạng. Cá biệt hóa học tập, phân hóa đối tượng, tăng cường cho học trò trải nghiệm, liên hệ kiến thức với thực tiễn.

Giáo viên phải có khả năng sử dụng các chiến lược giảng dạy dựa trên kiến thức, hiểu biết về sự phát triển thể chất, xã hội, trí tuệ và đặc điểm của học sinh để cải thiện việc học tập. Thầy cô cũng cần sử dụng hiệu quả chiến lược giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ để hỗ trợ việc hiểu bài, tương tác, sự tham gia và tiến bộ của học sinh.

Giáo viên phải đảm bảo sức khỏe tinh thần và an toàn học đường của học sinh bằng cách thực hiện các quy định nhà trường, hệ thống, chương trình giảng dạy và luật pháp. Đồng thời, phát triển, lựa chọn và triển khai các chiến lược đánh giá đa dạng về việc học tập của học sinh.

Cung cấp phản hồi phù hợp, hiệu quả và kịp thời cho học sinh về sự tiến bộ so với mục tiêu học tập đề ra. Sử dụng dữ liệu đánh giá học sinh để phân tích, đánh giá mức độ hiểu bài, khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết vấn đề học tập gắn với thực tiễn. Từ đó, xác định các phương pháp can thiệp và điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

Thầy cô đóng vai trò dẫn dắt, định hướng, tổ chức hoạt động học tập để giúp trò chiếm lĩnh tri thức, hình thành phát triển phẩm chất, năng lực theo đúng yêu cầu. Có khả năng thiết lập, duy trì mối quan hệ hợp tác và tôn trọng với phụ huynh nhằm đảm bảo việc học tập, sức khỏe tinh thần, thể chất của học sinh. Biết khai thác, sử dụng rộng rãi hơn phương tiện dạy học hiện đại…

- Trân trọng cảm ơn PGS!

UNESCO cho rằng vai trò của giáo viên thế kỷ 21 có những thay đổi hướng đến hoạt động chuyên biệt trong nghề nghiệp. Thứ nhất, giáo viên là nhà giáo dục với hai nhiệm vụ cốt lõi là giáo dục và giáo dưỡng. Thứ hai, giáo viên là người học, lao động sáng tạo và nghiên cứu giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Thứ ba, giáo viên là nhà văn hóa - xã hội với đầy đủ tri thức, lương tâm và phẩm hạnh của người thầy. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/chuong-trinh-dao-tao-giao-vien-tieu-hoc-thay-doi-de-dap-ung-yeu-cau-moi-post680218.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/chuong-trinh-dao-tao-giao-vien-tieu-hoc-thay-doi-de-dap-ung-yeu-cau-moi-post680218.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học: Thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới