Ngoài ra, để có thể triển khai đào tạo kết hợp, học liệu sẽ là yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục.
Hiểu rõ vấn đề đó các cơ sở giáo dục đại học thuộc Đại học Thái Nguyên đã xây dựng và ban hành các Quy định về thành phần, cấu trúc, số lượng, chất lượng của bộ học liệu số phục vụ cho mỗi học phần. Tiến hành rà soát, chuẩn hóa và số hóa bài giảng cho tất cả các học phần đang tổ chức đào tạo.
Riêng đối với trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nhà trường đã đầu tư xây dựng 03 studio để sản xuất video bài giảng cho bộ học liệu số. Kết quả là trong năm học 2021-2022, nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng học liệu số cho 16 học phần, 44 tín chỉ.
Đây là cơ hội để các thầy cô hỗ trợ lẫn nhau trong khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến.
Mặc dù việc biên soạn bài giảng số cần nhiều thời gian và tỉ mỉ hơn so với bài giảng trực tiếp, song với mỗi bậc học, việc xây dựng kho dữ liệu bài giảng theo hình thức phù hợp giúp giáo viên chủ động, kịp thời cung cấp kiến thức, bảo đảm chương trình, chất lượng dạy học.
Đặc biệt, nếu khai thác, vận dụng được những lợi ích từ nền tảng số sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả của dạy học trực tuyến.
Đồng thời, để triển khai được đào tạo theo mô hình kết hợp thì công cụ phần mềm hỗ trợ đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp đội ngũ quản lý và giảng viên có thể giao tiếp, đánh giá được quá trình của người học một cách cá nhân hóa.
Phần mềm LMS/LCMS đã ứng được các yêu cầu thực tiễn của các cơ sở giáo dục đại học. Do đó, việc kiểm tra và đánh giá năng lực của sinh viên đảm bảo tính khách quan, đánh giá được cả quá trình học tập thay vì cách đánh giá hiện tại định kỳ và cuối kỳ.