Chuyên gia cảnh báo một căn bệnh tâm lý ở trẻ, không phải trầm cảm nhưng nguy hiểm chẳng kém

Hiểu Đan, | 01/11/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cho con vật chất, hưởng đủ của ngon vật lạ liệu đã đủ để con hạnh phúc?

Trở lại câu chuyện bên trên, Giáo sư Hà hỏi cậu bé: "Con thấy cuộc sống bây giờ còn điều gì thú vị nữa?". Cậu bé lắc đầu: "Không có gì đâu, nhưng cuối tuần con sẽ đến quán cà phê mèo tình nguyện hai tiếng". Khi được hỏi: "Tại sao?", em nói: "Vì con thích mèo".

Sau khi họ trò chuyện xong, Giáo sư nói với cha mẹ của đứa trẻ: "Những gì con bạn nói có lý, tôi không thể thuyết phục được nó". Cặp vợ chồng lo lắng: "Đến anh còn không thuyết phục được đứa nhỏ thì chúng tôi làm sao bây giờ?".

Giáo sư Hà trả lời: "Tại sao anh chị không cho con một con mèo? Tôi không nghĩ cha mẹ có thể an ủi đứa trẻ, nhưng mèo thì có thể". Cuối cùng, ông kết luận: "Nếu bạn muốn một người sống một cuộc đời có ý nghĩa, bạn phải để anh ta thiết lập mối liên kết với thế giới".

Nhà văn Mai Thập Anh (Trung Quốc) từng nói rằng mối liên hệ của chúng ta với thế giới bao gồm ba khía cạnh chính: 1 - Liên kết với mọi người. 2 - Liên kết với thiên nhiên. 3 - Liên kết tới mọi thứ. Sự kết nối với thế giới càng sâu sắc, cuộc sống càng trở nên có ý nghĩa.

Kết hợp ba điểm trên, cha mẹ nên tặng con mình ba món quà để giúp trẻ thiết lập mối liên hệ với thế giới.

Kết nối với thiên nhiên

Trẻ em ngày nay, từ mẫu giáo đến đại học đều được nuôi "trong lồng". Nhiều trẻ em bị mắc kẹt trong học tập và thiếu trải nghiệm thực tế cuộc sống, điều này dễ khiến con người nghèo nàn nội tâm. Cha mẹ cần cho con biết rằng cuộc sống không chỉ có bài tập về nhà và lớp học mà còn có những điều ý nghĩa khác.

Cha mẹ có thể đưa con đi du lịch nhiều hơn, điều này có thể giúp trẻ mở rộng hoàn toàn các giác quan, mở rộng phạm vi nhận thức và làm phong phú thêm trái tim.

Cho con theo đuổi sở thích

Có câu này: "Khi bạn có một sở thích trong đời, bạn sẽ không bao giờ cô đơn hay tuyệt vọng, và điều đó thực sự có giá trị".

Một người chia sẻ: "Con gái tôi vốn rất thích khiêu vũ nhưng vì khối lượng học tập quá nặng ở cấp 2 nên tôi đành buộc phải dừng học. Nhưng đã hơn một lần tôi thấy con lén lút nhảy cẫng lên trước gương trong nhà. Sau khi xem video của Giáo sư Hà, lần này tôi đặc biệt tặng con một đôi giày khiêu vũ thật đẹp, mong con có thể theo đuổi sở thích này.

Tôi nghĩ một đứa trẻ nên có sở thích riêng của mình, chẳng hạn như bóng đá, khiêu vũ, vẽ tranh,... Đối với một đứa trẻ có sở thích, cuộc sống luôn tươi mới và sống động, tinh thần trọn vẹn và có ý nghĩa".

Đôi khi, một sở thích chính là liều thuốc tốt trong cuộc sống cho trẻ, đủ chữa lành mọi u sầu. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ có thể chú ý đến những gì con yêu thích và giúp con tìm ra điều con thực sự đam mê.

Trò chuyện thư giãn - xây dựng kết nối

Các bậc cha mẹ nên giao tiếp nhiều hơn với con cái và thiết lập mối liên hệ sâu sắc. Trong giao tiếp, chúng ta có thể giúp trẻ tìm ra mục tiêu sống của riêng mình và hướng dẫn trẻ nỗ lực hết mình vì mục tiêu đó. Với sự kết nối tình cảm với mọi người, trẻ sẽ không còn cô đơn và cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

Có người đã từng nói điều này: "Tôi không sinh ra trên thế giới này một cách vô ích. Tôi muốn ngắm bình minh và hoa nở, tôi muốn gặp một số người thú vị. Cuộc đời tôi không phải là sự tiếp nối của cha mẹ tôi, cũng không phải là phần tiền truyện của các con tôi".

Một đứa trẻ có trái tim giàu có và đầy đủ giá trị phải tràn đầy tình yêu thế giới, hay mơ mộng và biết tại sao mình sống. Hy vọng mỗi bậc cha mẹ có thể nuôi dưỡng cho con cái mình một tinh thần phong phú và mạnh mẽ, để chúng có thể trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống dù tương lai có gặp phải hoàn cảnh nào.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/chuyen-gia-canh-bao-mot-can-benh-tam-ly-o-tre-khong-phai-tram-cam-nhung-nguy-hiem-chang-kem-d286074.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/chuyen-gia-canh-bao-mot-can-benh-tam-ly-o-tre-khong-phai-tram-cam-nhung-nguy-hiem-chang-kem-d286074.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia cảnh báo một căn bệnh tâm lý ở trẻ, không phải trầm cảm nhưng nguy hiểm chẳng kém