Chuyên gia lý giải về những hành động dại dột của học sinh

Minh Phong (Thực hiện) | 17/04/2022, 13:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có học sinh viết 5 điều với bố mẹ cần thay đổi để con thấy hạnh phúc hơn,  Trong đó có câu: “Mẹ chửi con là: Não gì toàn cứt thôi”.

- Tôi tham gia rất nhiều buổi nói chuyện chuyên đề với học sinh, phụ huynh. Mỗi buổi đều để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, với nhiều câu chuyện từ thực tiễn mà ở đó, bố mẹ rất cần lưu tâm, sửa chữa.

Có học sinh viết 5 điều với bố mẹ cần thay đổi để con thấy hạnh phúc hơn; Trong đó có câu: “Mẹ chửi con là: Não gì toàn cứt thôi”. Một câu nói rất xúc phạm khiến cho bạn ấy tổn thương rất nhiều. Tôi tin, không chỉ riêng bạn học sinh đó, mà trong cuộc sống, chúng ta cũng bắt gặp nhiều phụ huynh có cách ứng xử “thô bạo” với các con của mình.

- Bà có lời khuyên gì với các bậc phụ huynh?

- Vẫn biết, trong cuộc sống bố mẹ có nhiều áp lực, nhưng các con còn nhỏ, chúng ta không thể đòi hỏi các con hoàn thiện bản thân và càng không nên yêu cầu các con phải đúng. Hãy cho các con quyền được sai. Bởi các con có sai thì mới trưởng thành được. Vì thế, phụ huynh phải biết cách và hãy là nhà tâm lý cho con em của mình.

- Vậy cách ở đây là gì – thưa bà?

- Rất khó để nói ai cũng giống ai và ai cũng có thể trở thành nhà tâm lý được. Ở lứa tuổi “ẩm ương”, các con sẽ bị tổn thương, dễ cảm thấy bị bất công nên dễ có những hành vi bồng bột.

Tôi muốn nhắn nhủ, phụ huynh hãy thấu hiểu cảm xúc của con. Khi con đi học về, hoặc học bài tập xong, các con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì bố mẹ có thể xoa dịu con bằng cốc sữa nóng, hoặc hỏi han, tâm sự với con. Thay vì nặng lời, hãy hỗ trợ để con giải toả cảm xúc tiêu cực.

Ví dụ có thể gợi ý cho con đi chơi với bạn hoặc làm những việc yêu thích trong khoảng thời gian nhất định. Chúng ta không nên thấy con đạt điểm thấp mà vội vàng mắng nhiếc, đay nghiến con. Những cảm xúc tiêu cực đấy, vô hình trung sẽ đẩy con xa dần bố mẹ, thậm chí các con sẽ bị dồn nén cảm xúc nên có thể có những hành vi dại dột.

Đối với giáo viên, nhất là với giáo viên chủ nhiệm, cần quan tâm đến học sinh của mình hơn, để kịp thời phát hiện những bạn có vấn đề về tâm lý. Giáo viên có thể giới thiệu các em xuống phòng tham vấn học đường của nhà trường hoặc lan toả cho các em số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111.

Ngoài ra, các nhà trường cần tăng cường giáo dục chuyên đề kỹ năng sống theo hình thức “Điều em muốn nói”. Hoạt động giáo dục này sẽ là sợi dây kết nối để thầy hiểu trò, trò hiểu thầy và phụ huynh hiểu các con hơn.

- Xin cảm ơn bà!

“Dạy các con về yêu thương gia đình rất xúc động, các con có thể khóc, viết bức thư rất tình cảm để gửi bố mẹ. Nhưng từ phía bố mẹ cũng phải đồng điệu cùng các con. Vì nếu không có động thái tích cực thì hiệu quả mà thầy cô dạy ở trên lớp sẽ bằng 0” - Bà Phan Thị Lan Hương.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/chuyen-gia-ly-giai-ve-nhung-hanh-dong-dai-dot-cua-hoc-sinh-PmxrEjUnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/chuyen-gia-ly-giai-ve-nhung-hanh-dong-dai-dot-cua-hoc-sinh-PmxrEjUnR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia lý giải về những hành động dại dột của học sinh