Pháo tự hành MSTA-S.
Bàn về tầm bắn, điều đáng ngạc nhiên là cả hai phiên bản lựu pháo MSTA đều có tầm bắn tương tự nhau. Tầm bắn của MSTA là từ 24,7 km đến 36 km tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng.
Đạn pháo Krasnopol
Một số chuyên gia quân sự chỉ ra rằng, lý do khiến MSTA được ví như một “cỗ máy giết người”, đó là nhờ đạn pháo Krasnopol. Tuy nhiên, một sự thật ít được biết đến là Krasnopol không được quân đội Nga sử dụng nhiều ở Ukraine.
Nhiều lí do được các chuyên gia phương Tây đưa ra từ việc không đủ hàng và quá trình sản xuất bị trì hoãn đến việc loại đạn này có thể chỉ được sử dụng trong giai đoạn thứ hai của cuộc xung đột tức là trong năm 2023.
Có một vài trường hợp đã ghi nhận việc MSTA-S và MSTA-B sử dụng đạn Krasnopol trên chiến trường Ukraine. Vào tháng 6/2022, một đoàn xe tăng Ukraine đang chuẩn bị cho các hành động phản công gần tiền tuyến. Tuy nhiên, tất cả các xe tăng đều bị “thiêu rụi” trong thời gian ngắn bởi những viên đạn Krasnopol của Nga được nhắm mục tiêu chính xác, với sự hỗ trợ từ trên không bằng máy bay không người lái.
Mô hình đạn pháo Krasnopol.
Krasnopol là một hệ thống vũ khí pháo dẫn đường bằng laser bán tự động, được phóng bằng pháo cỡ nòng 152/155 mm của Liên Xô. Nó tự động tìm mục tiêu tại một điểm được chiếu sáng bởi thiết bị chỉ định laser, thường được vận hành bởi máy bay không người lái hoặc thiết bị quan sát pháo binh trên mặt đất.
Đạn Krasnopol được bắn chủ yếu từ các loại pháo tự hành của Liên Xô như 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta-S và nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất như xe tăng, các công trình kiên cố hoặc các mục tiêu quan trọng khác mà người quan sát có thể nhìn thấy.
Krasnopol có thể được sử dụng để chống lại cả mục tiêu đứng yên và mục tiêu đang di chuyển (với điều kiện là những mục tiêu này vẫn nằm trong tầm nhìn của người quan sát).
Vào cuối năm 2022, trong triển lãm ADEX ở Azerbaijan, công ty Nga Rosoboronexport đã trưng bày mô hình phiên bản MSTA dành cho xuất khẩu. Công ty Nga xác nhận rằng phiên bản xuất khẩu mới sẽ bắn đạn tiêu chuẩn NATO, tức là đạn 155 mm.