2. Thích nói chuyện
Thích nói chuyện, hoạt ngôn không phải điều xấu, tuy nhiên nói quá nhiều khi ăn lại là chuyện khác. Người xưa có câu ăn không nói, ngủ không nói, đây là phép tắc thường thức đã có từ lâu.
Nếu trẻ quen nói huyên thuyên trong khi ăn, không những dễ bị nghẹn thức ăn mà còn làm phiền những người ngồi ăn cùng bàn. Thói quen nói chuyện trong khi ăn của trẻ có thể không ảnh hưởng nhiều khi trẻ còn nhỏ, nhưng nếu không sửa thói quen này thì khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác.
3. Bới loạn đồ ăn khi gắp đồ
Khi trẻ ăn ở nhà, cha mẹ thường để trẻ tự chọn món mình thích, vì vậy nhiều trẻ có thói quen bới tung đồ ăn để chọn phần mình thích. Thực tế, đây là hành động cực kỳ thô lỗ và bất lịch sự.
Khi trên bàn ăn có nhiều người, nếu trẻ cứ bới loạn đồ ăn sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Không chỉ bị nghĩ là có EQ thấp, trẻ thậm chí còn bị gán mác "thiếu tu dưỡng".
Không cha mẹ nào muốn thấy con mình bị người khác chê là có Eq thấp. Ăn uống là hoạt động thường ngày nhất, vậy nên cha mẹ cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống cho con mình càng sớm càng tốt.
1. Không làm những việc không liên quan khác trong khi ăn
Cha mẹ nên dạy con từ bé rằng không nên làm những việc không liên quan khác trong khi ăn, vì việc tập trung ăn uống không chỉ có lợi cho sức khỏe của bản thân mà còn là dấu hiệu tôn trọng người khác trong bàn ăn.
Những đứa trẻ rèn được thói quen tốt này không chỉ ăn ngon miệng hơn mà cũng không bị đánh giá là EQ thấp nữa.
Ảnh minh họa
2. Không tùy tiện gắp đồ ăn cho người khác
Nhiều bậc cha mẹ thường khuyến khích con gắp đồ cho người lớn tuổi trong nhà vì nghĩ rằng việc này thể hiện sự hiếu thảo, tôn trọng. Thế nhưng, cha mẹ cũng nên dạy con rằng khi ăn cùng những người không quá quen thuộc, tốt nhất là không nên gắp đồ ăn cho họ.
Bởi vì nếu bạn gắp đồ ăn mà không biết sở thích ăn uống của người kia thì có thể bạn sẽ chọn đúng món mà người kia không thích, thậm chí bị di ứng. Như vậy chẳng khác nào "chữa lợn lành thành lợn què".
Nguồn: aboluowang