“Tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2023 của Việt Nam so với các quốc gia ở ngưỡng thấp”, ông Dung nói
Bộ trưởng Dung cho biết, ngày 26/5 đã có thống kê, báo cáo chính thức, số mất việc, giãn việc, thiếu việc do cắt giảm đơn hàng, cũng như yếu tố khác là khoảng 506.000 người. Trong đó có khoảng 270.000 người mất việc.
Tình trạng này, theo ông Dung, có nguyên nhân do cắt giảm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất, thay đổi lực lượng lao động và giải quyết chính sách với Bộ Luật Lao động.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, đoàn Bắc Kạn đặt vấn đề, từ thực tế cắt giảm lao động thời gian qua cho thấy cơ hội việc làm cho lao động nữ ngoài 40 tuổi sau khi bị mất việc làm là rất thấp. Việc này dẫn đến nguy cơ các đối tượng này phải rút bảo hiểm xã hội một lần, ảnh hưởng đến an sinh xã hội lâu dài. Đại biểu để nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ những giải pháp để hỗ trợ đối tượng này trong thời gian tới.
Trả lời vấn đề này, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đánh giá, hiện nay phần lớn lao động trong ngành nghề dệt may, da giày đều là lao động nữ, có những ngành đến 80% là lao động nữ. Thời gian qua mất việc, giãn việc phần đông rơi vào lao động nữ. Dòng người 3 triệu người lao động đã chuyển về địa phương thời gian qua chủ yếu là người mẹ mang theo con nhỏ.
Do đó theo Bộ trưởng, phải đào tạo ngay từ sớm, chăm lo ngay từ khi chưa thất nghiệp để đến khi chưa đến 40 tuổi.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng cho biết trước hết phải đào tạo ngay từ sớm, khi chưa mất việc. Đồng thời cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, tạo việc làm ổn định, chăm lo phúc lợi xã hội thiết yếu để đảm bảo tránh thiệt thòi cho lao động nữ. Bên cạnh đó, phối hợp với địa phương có cơ chế chính sách hỗ tợ tín dụng hoặc tìm việc làm thủ công cho lao động nữ tại cơ sở.
Diệu Trang