Cô giáo bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

14/10/2023, 20:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô giáo Phàng Thị Dy, đã tích cực đổi mới sáng tạo gắn giáo dục địa phương với bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc đồng bào dân tộc H’Mông.

Tích cực đổi mới sáng tạo

Cô giáo Phàng Thị Dy, giáo viên Trường mầm non Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tâm sự: Đừng nghĩ cấp học mầm non đơn giản, nếu thực sự muốn dạy học tốt thì mỗi giờ học giáo viên phải làm thế nào để học sinh hứng thú, với các em nhỏ ở lứa tuổi mầm non điều này càng khó.

Hiểu điều đó nên bản thân luôn chú trọng sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy. Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và học sinh, để sao cho mỗi giờ học thực sự sinh động và hấp dẫn học sinh.

Tôi đã huy động phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi ở khuôn viên nhà trường như: Đá cuội để làm các con vật tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ, cầu khỉ để các em phát triển vận động; lốp xe để tạo thành các đồ dùng đồ chơi trong khu vận động của nhà trường.

Tôi cũng đã tận dụng bìa carton trang trí lớp học theo mô hình giáo dục Steam, chai nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ lon phế thải để làm các loại đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc học như: Con vật ngộ nghĩnh thuyền buồm, đoàn tàu, và những đồ dùng trong gia đình phát triển khả năng tư duy và nhận thức của trẻ.

Cô giáo đã tìm hiểu khả năng của từng trẻ sau đó có những biện pháp phù hợp để giáo dục phát triển trẻ. ảnh 1
Cô giáo đã tìm hiểu khả năng của từng trẻ sau đó có những biện pháp phù hợp để giáo dục phát triển trẻ.

Chú trọng xây dựng môi trường: “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, tôi đã tìm hiểu khả năng của từng trẻ sau đó có những biện pháp phù hợp để giáo dục phát triển trẻ, tạo cho trẻ được học tập, vui chơi bằng những cách khác nhau.

Trẻ có thể khám phá, sáng tạo và tương tác với các bạn, từ đó đã phát huy tối đa khả năng nhận thức của trẻ. Luôn tìm hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kĩ năng và đổi mới phương pháp vào quá trình giảng dạy. Đặc biệt, tôi đã tích cực nghiên cứu làm đồ dùng dạy học mới, phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của lớp học và học sinh.

Phát huy bản sắc đồng bào H’Mông

Năm học 2022-2023, cô giáo Phàng Thị Dy đã mạnh dạn đăng ký mô hình điển hình tiên tiến “Bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc đồng bào dân tộc Mông”. Trong đó chú trọng việc xây dựng môi trường theo bộ tiêu chí “Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số”, thiết kế góc địa phương, thư viện và tất cả các góc trang trí khuôn viên trường, lớp với các chủ đề tạo môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ, tích cực tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động trải nghiệm nhằm khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng Việt.

Những đứa trẻ H'Mông trong lớp học của cô giáo. ảnh 2
Những đứa trẻ H'Mông trong lớp học của cô giáo.

Trường mầm non Nà Hẩu với 99% trẻ là dân tộc H’Mông, sáng kiến của cô giáo Dy đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, không chỉ đạt hiệu quả cao tại trường mà còn có thể áp dụng cho tất cả các lớp Nhà trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Văn Yên.

Một “Không gian văn hoá dân tộc H'Mông” đã tái hiện lại đời sống, nét văn hóa bản sắc của đồng bào H'Mông ở xã Nà Hẩu thông qua trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc và đồ dùng sinh hoạt của người dân.

Vô cùng đặc sắc và sinh động, từng hiện vật, kết hợp cùng lời ca, điệu múa, cô giáo Phàng Thị Dy, đã truyền tải tình yêu quê hương, dân tộc với học sinh của mình rất hiệu quả.

"Quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương, thực hiện giảng dạy nội dung giáo dục địa phương trong chương trình hằng năm. Tôi đã tổ chức cho học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm tại nhà sàn như: giã bánh dày, múa gậy sinh tiền, thổi khèn, thổi sáo Mông…..vào các dịp Lễ hội Tết rừng Nà Hẩu, Tết nguyên đán, khởi động mùa du lịch, các ngày hội ngày hội, ngày lễ của địa phương và nhà trường". - cô Dy chia sẻ.

Tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học, sao cho các hoạt động vừa đảm bảo theo các tiêu chí của phong trào đưa ra, vừa tạo dựng lớp học gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô và phụ huynh để phụ huynh yên tâm gửi con đến trường, trẻ luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi đến lớp.

Hướng trẻ thể hiện cảm xúc khi đến lớp và trước khi trẻ ra về qua các biểu tượng tôi dán ở cửa lớp học qua đó tôi nắm bắt được thái độ cảm xúc của trẻ ở lớp, từ đó tìm ra những biện pháp tích cực nhất đem lại hiệu quả cao góp phần vào việc xây dựng trường học hạnh phúc. - Cô giáo Phàng Thị Dy

Bài liên quan
Thảm kịch 7 người tử vong ở Nhà máy xi măng Yên Bái bắt nguồn từ 1 nhân viên dùng cán chổi chọc vào rơle
Bị can Trần Mạnh Hùng là người dùng chổi chọc vào rơle đóng điện trên máy cắt, trực tiếp khởi động máy nghiền số 3 làm 7 người tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô giáo bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc