Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2

Phương Hồ - Nguyễn Hiếu | 27/09/2022, 06:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để trường mầm non vùng khó đạt chuẩn mức độ 2, cần xác định mục tiêu rõ ràng dựa trên điều kiện của nhà trường", cô Nguyễn Thị Hiếu chia sẻ.

Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2 ảnh 3

Bằng nhiều cách làm hay, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư và nâng cấp đồng bộ.

Do địa bàn trường vùng khó, nguồn kinh phí hạn hẹp, nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu, tranh thủ thời cơ, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. Trong đó, hiệu trưởng có vai trò quan trọng tham mưu với cấp ủy, chính quyền và cơ quan quản lý chuyên môn.

“Để tham mưu một cách hiệu quả, hợp lý, bản thân hiệu trưởng phải nắm rõ các thông tư, quy định của ngành Giáo dục. Khi tham mưu, tôi cũng mạnh dạn đề xuất các ý kiến, phương án để lãnh đạo địa phương và phòng GD&ĐT quyết định các vấn đề về xây dựng trường chuẩn ngoài khả năng giải quyết của hiệu trưởng”, cô Hiếu cho hay.

Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2 ảnh 4

Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt 85% - 98%, trong đó trẻ 5 tuổi chuyên cần đạt 98%.

Nhờ đó, những năm gần đây, Trường MN Phúc Trạch luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, bố trí kinh phí cải tạo được 6 phòng học, xây mới 6 phòng học cao tầng đảm bảo đạt chuẩn, có kèm phòng ngủ và công trình vệ sinh khép kín. Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa, huy động sức dân trong xây dựng trường chuẩn quốc gia. Trong năm 2020-2021 đã huy động hàng ngàn ngày công, hàng tỷ đồng để xây dựng chỉnh trang khuôn viên, lát gạch toàn bộ sân trường, cải tạo phòng hành chính, nhà vệ sinh giáo viên, nhà bếp,...

Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2 ảnh 5

Một tiết học vẽ trong khuôn viên trường của học sinh Mầm non Phúc Trạch.

Cùng với đảm bảo cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên được quan tâm nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ. Đội ngũ giáo viên luôn cố gắng thực hiện tốt phương châm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học; mỗi một đồ vật, hình ảnh, góc chơi, mảng tường trong trường mầm non đều phải mang tính giáo dục, mang tính mở kích thích trẻ hoạt động tích cực.

Em Trần Thị Thanh Thảo (lớp 5 tuổi) hào hứng: "Năm học mới này chúng cháu rất vui vì có sân chơi rộng rãi với nhiều đồ chơi đẹp. Chúng cháu còn được học vẽ, múa ở trong vườn cổ tích nữa".

Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự yên tâm khi gửi con tại Trường MN Phúc Trạch. Chị Đặng Thị Thắm (SN 1997, phụ huynh lớp 3 tuổi) chia sẻ: "Tôi có 2 cháu đang theo học tại trường. Dù là địa bàn huyện miền núi nhưng có sở vật chất nhà trường ngày càng được rất đầy đủ. Ngoài việc học trên lớp, cháu cũng thường xuyên về khoe với bố mẹ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm ngoài lớp: hoạt động vệ sinh, lao động tự phục vụ, hoạt động góc... Những hoạt động này, giúp cháu hình thành rất nhiều thói quen tốt. Đặc biệt, qua nhiều năm làm phụ huynh tại đây, tôi yên tâm gửi con bởi các cô tại trường rất thương và quan tâm đến trẻ”.

“Chặng đường xây dựng trường chuẩn quốc gia thu được thành quả bước đầu, khuôn viên nhà trường đã có diện mạo hoàn toàn mới, khang trang, sạch đẹp, an toàn và thân thiện. Kết thúc năm học 2021-2022, nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2. Năm học tiếp theo, nhà trường dự kiến tiếp tục hoàn thiện và xây dựng trường là một điểm đến toàn diện về cơ sở vật chất, cảnh quan thẩm mỹ cũng như chất lượng chăm sóc giáo dục”, cô Hiếu bày tỏ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/co-giao-mien-nui-chia-se-kinh-nghiem-xay-truong-mam-non-dat-chuan-muc-do-2-post609244.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/co-giao-mien-nui-chia-se-kinh-nghiem-xay-truong-mam-non-dat-chuan-muc-do-2-post609244.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cô giáo miền núi chia sẻ kinh nghiệm xây trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2