Co giật sau khi uống thuốc cảm cúm

Vân Huyền | 19/05/2022, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh cho biết, ngày 17/5, đơn vị này tiếp nhận bệnh nhân nam cấp cứu trong tình trạng da đỏ toàn thân, co giật, sùi bọt mép, mạch nhanh 130l/phút, huyết áp rất thấp 60/40 mmHg.

BSCKI. Đinh Quốc Anh - Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc khuyến cáo: “Paracetamol, Dextromethorphan, Loratadine là những thành phần khá thông dụng, được dùng trong nhiều loại thuốc có thể được mua dễ dàng tại các quầy. Những bệnh nhân dị ứng thuốc có thể bị đe doạ đến tính mạng khi sử dụng các loại thuốc này. Vì vậy, những người có cơ địa dị ứng tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham vấn bác sĩ".

Theo các bác sĩ, bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong thời điểm tương đối muộn khi đã có các biểu hiện co giật, tụt huyết áp. May mắn là bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời.

BS Đinh Quốc Anh cho biết: “Trong quá trình xử trí, chúng tôi phải tiêm bắp Adrenalin và duy trì cả đường truyền tĩnh mạch để nâng huyết áp. Thông thường các ca phản vệ đến ở thời điểm sớm thì chỉ cần 1 - 2 lần tiêm bắp Adrenalin là bệnh nhân sẽ ổn định".

Theo các bác sĩ, người có cơ địa dị ứng khi có dấu hiệu nổi ban, đau bụng, khó thở, đau đầu, chóng mặt, cần đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Bài liên quan
Bệnh nhân "thức trắng đêm" hậu Covid-19
(GDTĐ) - BSCKII. Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhân N.T.Q (46 tuổi, quê Thanh Hóa) mất ngủ, lo lắng hậu Covid-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Co giật sau khi uống thuốc cảm cúm