Trái lại, ông Ranganathan khẳng định công nghệ nói chung và máy tính nói riêng mang lại những mặt tích cực rất lớn. Các can thiệp công nghệ kỹ thuật số có thể nâng cao kỹ năng đọc viết và tính toán, kỹ năng sử dụng đôi tay khéo léo và trí nhớ về thị giác không gian...
Các nghiên cứu đồng thời ghi nhận việc trẻ em sử dụng công nghệ kỹ thuật số tương tác giúp tăng cường khả năng học ngôn ngữ, chức năng điều hành (như khả năng tập trung và hoàn thành công việc), khả năng ghi nhớ...
Bà Maria Hatzigianni, chuyên gia về giáo dục mầm non và công nghệ kỹ thuật số Đại học West Attica, Hy Lạp, cho biết: “Chúng ta có robot, mã hoá... Công nghệ là công cụ giúp chúng ta truy cập thông tin và học cách sáng tạo. Nó giúp ích rất nhiều cho siêu nhận thức”.
Chuyên gia này đã hợp tác với Chính phủ Hy Lạp để xây dựng các ứng dụng học tập kỹ thuật số cho trẻ em ở các trường mẫu giáo từ 4 – 6 tuổi. Hoạt động học này cũng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa trẻ em, phụ huynh và nhà trường để đem lại kết quả tốt nhất.
“Câu hỏi đúng là chúng ta phải sử dụng công nghệ như thế nào để nâng cao việc học và cải thiện giảng dạy mà không sợ hãi công nghệ”, bà Hatzigianni nhận định.
“Mục đích không phải cấm công nghệ kỹ thuật mà là tập trung vào giảng dạy. Chúng ta nên đặt câu hỏi mục tiêu học tập là gì và làm thế nào để các phương tiện truyền thông, kỹ thuật số giúp chúng ta đạt được mục tiêu đó thay vì hỏi công nghệ nào là mới và sử dụng nó ở trường như thế nào”, GS Ralf Lankau cho biết.
Theo DW