Mẹ của đứa trẻ sau khi nghe hiệu trưởng nói thì bình thản thông tin rằng ở nhà đứa trẻ cũng ăn nhiều như thế. Có những hôm bà không chuẩn bị đồ ăn kèm mang đi lớp cho con thì khi về đến nhà đứa trẻ đã vội đi lấy đồ để ăn không ngừng nghỉ. Người mẹ lo sợ có thể ở trường con ăn đồ ăn không quen, không được nhiều và chưa đủ no nên mới đói như vậy.
Vì thế rút kinh nghiệm, người mẹ mỗi sáng đi học đều chuẩn bị rất nhiều đồ ăn vặt để trong cặp và dặn con ăn vào bữa trưa. Điều bà mẹ không ngờ là thực tế con đã ăn rất nhiều cả ở trường và ở nhà. Biết được thực trạng của đứa trẻ này, giờ đây cả nhà trường và người mẹ đang phải cùng ngồi lại để xử lý vấn đề ăn quá nhiều của con.
Từ câu chuyện này, vậy thực ra, nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng gì đến trẻ?
1. Dễ gây tích tụ thức ăn
Đối với trẻ em, hệ tiêu hóa chắc chắn không thể so sánh được với người lớn, hệ thống tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ và chưa hoàn hảo như người lớn, tuy trông rất đói và luôn ăn nhưng thực chất thức ăn trong dạ dày của con không bị biến đổi... Ngược lại, nó sẽ gây ra một loại gánh nặng và hình thành hiện tượng tích tụ thức ăn.
2 Ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ
Vì trẻ ăn quá nhiều nên thức ăn sẽ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày, trẻ sẽ mang thêm gánh nặng cho cơ thể. Từ đó trẻ trở nên ì ạch, không thích hoạt động.
Ngược lại nếu trẻ vận động nhiều có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể cũng như phát triển khả năng vận động, đồng thời có tác dụng tốt đến khả năng phối hợp và giữ thăng bằng của trẻ, nếu trẻ không muốn vận động có thể gây ra gánh nặng.
3. Dễ gây béo phì
Lượng thức ăn đặc biệt lớn với lứa tuổi trẻ mẫu giáo khiến hệ tiêu hóa không chịu được mà chuyển hóa thành mỡ thừa chính là điều gây nên tình trạng béo phì ở trẻ em. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất, chức năng tim phổi, căng thẳng không có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
Vì vậy, cha mẹ nên kiểm soát lượng thức ăn vào cơ thể trẻ.
1. Cho trẻ ăn một cách hợp lý
Không phải trẻ cứ ăn nhiều là lớn nhanh mà cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách cân bằng chứ không phải dựa vào số lượng thức ăn để phát triển thể chất. Nếu mẹ chưa biết lượng thức ăn như thế nào là hợp lý với độ tuổi của con thì có thể tham khảo ý kiến chuyên gia chuyên sâu hoặc tìm hiểu kĩ hơn qua sách báo.
2. Điều chỉnh thói quen ăn uống cho con
Đảm bảo con được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ và đừng bỏ ăn vì thức ăn không ngon hay vì lý do nào khác. Vì nếu trẻ bỏ ăn sẽ chuyển qua ăn vặt nhiều hơn, thức ăn vặt thường không mang lại chất lượng dinh dưỡng tốt.
Ngoài ra, trước giờ ăn không nên cho trẻ ăn vặt vì như thế chất lượng của bữa ăn cũng không được tốt. Hạn chế đồ chiên rán không tốt cho sức khỏe của con. Bên cạnh đó lựa chọn một số thực phẩm bổ sung vào các bữa xế cho con như sữa, sữa chua, hoa quả....