Thích trốn tránh trách nhiệm khi mắc lỗi
Một số trẻ sau khi mắc sai lầm sẽ thừa nhận lỗi lầm, nhưng có trẻ đổ lỗi cho cha mẹ hay người xung quanh về nguyên nhân gây ra lỗi đó. Ví dụ, có trẻ phàn nàn rằng cha mẹ không cảnh báo chúng không được làm điều này. Trong tiềm thức của chúng, chúng thực sự nghĩ rằng mình không sai mà chỉ là do hoàn cảnh ép buộc mà thôi.
Loại trẻ này sẽ luôn tìm đủ mọi lý do để bào chữa. Nếu cha mẹ cứ phớt lờ, sau này đứa trẻ sẽ càng trở nên vô kỷ luật hơn, bởi vì chúng không thực sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của sai lầm, chúng chỉ biết rằng dù có mắc lỗi gì đi chăng nữa thì cũng tại người khác. Khi lớn lên, những người này cũng sẽ không nghe lời cha mẹ chứ đừng nói đến việc hiếu thảo.
Ảnh minh họa
Không có kiên nhẫn và thấy bố mẹ phiền phức
Có những đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu kiên nhẫn, dù cha mẹ có dạy hay nói gì thì chúng cũng sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí có khi còn cãi lại.
Cha mẹ của những đứa trẻ như vậy phải giải quyết vấn đề của con mình dưới góc độ an ủi, đồng hành về mặt tâm lý. Việc ép buộc giảng dạy sẽ chỉ khiến những đứa trẻ có tính cách thu mình càng thêm ghét bỏ cha mẹ. Nếu không xử lý đúng cách, con cái sẽ có cảm xúc tiêu cực đối với cha mẹ, lớn lên cũng có nhiều oán hận, không nghe lời cha mẹ, huống chi là nghĩ đến tình cảm của cha mẹ.