Alicia Kearns, một nhà lập pháp người Anh và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của quốc hội lại cho rằng: "[Phương Tây] dường như đã tin rằng họ đang đưa Serbia tới gần hơn với EU và NATO cũng như hướng tới phương Tây và rời xa Nga."
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic từ lâu đã duy trì mối quan hệ nồng ấm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Phát biểu sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng 2, Tổng thống Vucic giải thích cho quyết định không trừng phạt Nga vì đây là "quốc gia duy nhất không áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chúng tôi trong những năm 1990."
Bất chấp những nỗ lực của EU trong việc chuyển đổi năng lượng, Serbia vẫn phụ thuộc nhiều vào Nga khi đã bán phần lớn cổ phần của công ty dầu mỏ cho tập đoàn Gazprom của Nga.
CNN đánh giá, kết quả là, bất chấp hy vọng gia nhập EU của Serbia, ông Vucic vẫn tiếp tục "đi trên dây" giữa Moscow và các cường quốc phương Tây. Mặc dù tham gia các nghị quyết của Liên hợp quốc lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhà lãnh đạo Serbia tỏ ra ít sẵn sàng tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Một số nhà phân tích nói với CNN rằng, Serbia đã làm rất ít để giành được những lời khen ngợi từ các quan chức Mỹ và châu Âu.
Majda Ruge, một người Balkan chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nói với CNN: "Giả sử bằng cách nào đó, chúng tôi đưa Serbia vào EU, thì trên thực tế, chúng tôi đang đưa một con ngựa thành Troy của Nga vào EU."
Ông Kearns cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng rằng Tổng thống Vucic sẽ tham gia vào các lệnh trừng phạt và chứng tỏ rằng ông ấy thực sự đứng về phía chúng tôi. Nhưng điều đấy đã không xảy ra. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng ông ấy sẽ không tới gần Nga. Tuy nhiên, ông Vucic đã ký một thỏa thuận với Nga để "tham vấn" lẫn nhau về các vấn đề chính sách đối ngoại vào tháng 9."
Ông Aleksandar Vucic. Ảnh: Getty
Reuters đưa tin, Ngoại trưởng Serbia vào thời điểm đó chỉ ra rằng thỏa thuận với Nga đưa ra kế hoạch tham vấn về một số hoạt động nhưng không bao gồm chính sách an ninh.
Trong một tuyên bố với CNN, đại sứ Serbia tại Mỹ Marko Duric phủ nhận rằng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Belgrade đang làm gia tăng căng thẳng ở vùng Balkan. Ông Marko Duric cho biết: “Trên thực tế, sự hỗ trợ của Mỹ và Châu Âu dành cho Serbia do các nhà ngoại giao nhận ra rằng Serbia ngày nay đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định của Balkan”.
“Serbia cam kết sâu sắc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và đã bỏ phiếu cho nghị quyết của Liên hợp quốc lên án hành động của Nga ở Ukraine, đồng thời duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mình, đồng thời liên tục gửi nhiều loại viện trợ khác nhau.”