Nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lão hóa
Tinh chất Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
Curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh curcumin chống ôxy hóa gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.
Chống viêm, giảm stress
Gấc giàu selen, khoáng chất và các vitamin, đây là những chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm, một loại bệnh đang gia tăng nhiều ở trẻ nhỏ và những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
Quả gấc còn giàu axit béo omega-3 và alpha-tocopherol những chất dinh dưỡng này đều có tác dụng chống viêm.
Tăng cường thị lực và làm đẹp da
Gấc có chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc làm da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và dầu gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
Quả gấc hỗ trợ điều trị thiếu máu
Do hàm lượng sắt dồi dào cũng như vitamin C và axit folic, nên gấc có khả năng chống lại bệnh thiếu máu.
Có thể dùng thay thế mật gấu
Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Những lưu ý khi ăn quả gấc
- Những quả gấc vừa chín và còn tươi ngon sẽ có chứa nhiều dưỡng chất nhất. Quả gấc có thể ăn sống được nhưng có nguy cơ cao gây đầy bụng, ngộ độc. Do đó, gấc thường được chế biến trước khi ăn. Phần thịt quả gấc thường được dùng để nấu xôi, làm dầu gấc, làm mứt dừa gấc.
- Ăn quá nhiều gấc có thể dẫn đến dư thừa beta-caroten, tình trạng tích tụ beta-caroten trong gan có thể dẫn đến ngộ độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Dầu gấc có chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe. Người lớn chỉ nên uống 1 – 2ml dầu gấc mỗi ngày. Nên uống trước khi ăn và có thể chia thành 2 lần uống trong ngày. Khi đang uống dầu gấc, cũng cần điều chỉnh chế độ ăn không nên ăn những loại rau củ quả có chứa nhiều beta-caroten, chẳng hạn như đu đủ, bí đỏ, cà rốt, đu đủ để tránh nguy cơ bị vàng da.
- Không nên bỏ màng đỏ quanh hạt gấc vì nó rất tốt cho mắt, cải thiện bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực.
- Cẩn thận khi dùng hạt gấc để tránh ngộ độc: Chỉ nên dùng hạt gấc để bôi da, không nên dùng qua đường uống một cách bừa bãi. Chỉ sử dụng hạt đã nướng chín.
- Cách chọn và bảo quản gấc: Khi chọn gấc, nên chọn những loại quả có dáng tròn đều, gai nở, có vỏ màu đỏ, cầm chắc tay. Nên chọn quả còn nguyên, không bị vỡ hoặc dập.