Công khai quy hoạch sân bay để tránh lợi dụng ‘thổi giá’ bất động sản

Theo Lê Hữu Việt | 14/07/2023, 14:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng 14/7, Bộ Giao thông vận tải đã chính thức tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phá t triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch được định hướng mở để địa phương nào muốn có sân bay vẫn được bổ sung, nhưng phải tự thu xếp được vốn đầu tư và đảm bảo hoạt động hiệu quả để không lãng phí, không lợi dụng để đẩy giá bất động sản.

Cũng theo ông Thắng, việc công bố quy hoạch sân bay lần này cũng là cách để công khai cho người dân, doanh nghiệp cùng được biết và tiếp cận, nắm được định hướng phát triển, tránh bị lợi dụng quy hoạch để “thổi giá” bất động sản.

Thiếu tướng Trần Văn Xô - Phó cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam - khẳng định, các đơn vị quân đội luôn phối hợp, chia sẻ để ưu tiên hạ tầng, vùng trời cho phát triển hàng không dân dụng. Tại một số sân bay là đầu mối hàng không lớn, như Tân Sơn Nhất (TPHCM), Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng… các đơn vị quân đội đã di chuyển sang khu vực lân cận, chỉ duy trì một số đơn vị làm nhiệm vụ khẩn cấp, sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn… Thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT để định hướng phát triển sân bay dân dụng cho phù hợp, đặc biệt sân bay lưỡng dụng, chuyên dùng…


Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023. Quy hoạch xác định mô hình phát triển theo trục nan, với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TPHCM. Hiện cả nước có 22 sân bay.

Quy hoạch xác định, tới năm 2030, Việt Nam sẽ có 30 cảng hàng không, sân bay. Trong đó, có 14 sân bay quốc tế, gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

Có 16 sân bay nội địa, gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa.

Tầm nhìn đến năm 2050, cả nước có 33 sân bay. Trong đó, 14 sân bay quốc tế tiếp tục giữ nguyên, nhưng sân bay Hải Phòng mới sẽ thay vị trí của sân bay Cát Bi. Sân bay nội địa tăng lên 19 sân bay, ngoài các sân bay kể trên, sẽ bổ sung thêm sân bay mới, gồm: Cao Bằng, Cát Bi (chuyển sang khai thác nội địa sau khi có sân bay mới thay thế), sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.

Đáng chú ý, quy hoạch xác định, sân bay thứ 2 vùng Thủ đô được định hướng đặt phía Đông Nam hoặc Nam Hà Nội. Tuy nhiên, sân bay này chỉ được bổ sung khi sân bay Nội Bài đã được mở rộng và đạt quy mô khai thác 100 triệu hành khách/năm.

Những địa phương có nhu cầu sân bay sẽ được Thủ tướng xem xét, quyết định cho bổ sung quy hoạch khi đủ điều kiện.


Theo Tiền phong
https://tienphong.vn/cong-khai-quy-hoach-san-bay-de-tranh-loi-dung-thoi-gia-bat-dong-san-post1551317.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/cong-khai-quy-hoach-san-bay-de-tranh-loi-dung-thoi-gia-bat-dong-san-post1551317.tpo
Bài liên quan
Phân hóa rõ nét giữa các phân khúc bất động sản nhà ở
Thị trường bất động sản đã “khép” lại năm 2024 với sự phục hồi tích cực. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường không đồng đều mà diễn ra theo hướng phân hóa rõ nét giữa các phân khúc, khu vực, loại hình sản phẩm và cả doanh nghiệp cung ứng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công khai quy hoạch sân bay để tránh lợi dụng ‘thổi giá’ bất động sản