Công nghệ săn ngầm phát triển sẽ thay đổi cuộc chơi

23/10/2023, 17:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong cuộc chạy đua giành ưu thế về năng lực quân sự trên biển, Mỹ dẫn đầu với hạm đội gồm hàng chục tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhưng Trung Quốc có thể sớm thách thức vị thế của Mỹ.

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Jin Type 094A chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Trung Quốc.

Một số ý kiến cho rằng phát hiện này có thể là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi đối với các hoạt động tác chiến chống tàu ngầm (ASW). Trong một bài viết đăng trên tờ “The Strategist” số ra tháng 8/2020, Sebastian Brixey-Williams, đồng Giám đốc của Viện nghiên cứu Basic, lưu ý ASW hiện đại sử dụng sóng âm phản xạ (sonar) chủ động và thụ động với tính năng phát hiện dị thường từ tính (MAD) để trích xuất tín hiệu tàu ngầm từ tiếng ồn đại dương, đồng thời lưu ý rằng các phương pháp này sẽ vẫn rất quan trọng trong tương lai gần.

Tàu ngầm là vật thể dị thường kim loại lớn di chuyển ở phần trên của cột nước, tạo ra âm thanh và thay đổi các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của nước, làm xáo trộn từ trường của Trái Đất và phát ra bức xạ không thể tránh khỏi, trong trường hợp đó là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ông Brixey-Williams lưu ý khi độ phân giải của bộ cảm biến và thời lượng pin của máy được cải thiện, phạm vi tín hiệu có thể phát hiện được sẽ mở rộng, giúp phân biệt các tín hiệu không thể phân biệt khác trước đây. Ông cũng lưu ý rằng các kỹ thuật phát hiện phi âm thanh đã được biết đến trong nhiều thập kỷ nhưng chỉ mới được khai thác gần đây nhờ bộ xử lý máy tính nhanh hơn, cũng như các mô hình hải dương học có thể hoạt động trong thời gian thực.

Ngoài ra, theo một bài báo của nhóm Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI) hồi tháng 3/2021, việc sử dụng cả công nghệ thương mại và nguồn mở như hình ảnh vệ tinh thương mại, radar khẩu độ tổng hợp và theo dõi trên mạng xã hội có thể cải thiện khả năng xác định vị trí các hạm đội tàu ngầm, theo dõi sự phát triển của tàu ngầm và căn cứ tàu ngầm, cũng như có thể thu thập thông tin chi tiết hơn về mô hình và các hoạt động tuần tra của chúng.

Trong một bài báo hồi tháng 3 năm nay, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Roger Bradbury và các đồng nghiệp của ông đã cảnh báo rằng rất có thể (90%) các đại dương sẽ trở nên trong suốt vào thập kỷ 50 của thế kỷ này, với ít nhất 75% cơ hội trong hầu hết các trường hợp được mô hình hóa bằng phần mềm được sử dụng trong phân tích của họ đánh giá các ước tính với độ chắc chắn cao trên 70%. Các tác giả nhấn mạnh rằng bất chấp những tiến bộ trong công nghệ tàng hình, tàu ngầm, kể cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, vẫn có thể bị phát hiện do sự tiến bộ song song của khoa học và công nghệ.

Máy bay không người lái săn tàu ngầm

Là một phần trong nỗ lực quân sự nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ trên biển, năm 2022, Trung Quốc đã trình làng các máy bay không người lái tiên tiến được gọi là “thợ săn tàu ngầm”. Theo Học viện Khí động học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc ở Bắc Kinh, máy bay không người lái trinh sát dòng CH mới có thể xử lý “các tình huống và môi trường biển phức tạp”.

Nhà thiết kế Shi Wen cho biết các máy bay không người lái mới được trang bị thiết bị trinh sát điện tử và quang học cũng như radar phát hiện phạm vi rộng, có khả năng định vị, giám sát và tấn công các mục tiêu thù địch trên một vùng biển rộng lớn. Theo Shi Wen, CH-5 có tốc độ tối đa 290 km/h nhưng thường bay với tốc độ hành trình từ 180 đến 220 km/h, cho phép triển khai trong thời gian ngắn và có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn.

Các máy bay không người lái mới có trọng lượng cất cánh tối đa là 3,3 tấn và có thể mang theo tới 480 kg thiết bị và vũ khí. Máy bay này còn có khả năng bay liên tục 35 giờ, cho phép kéo dài thời gian hoạt động.

Wu Peixin, nhà quan sát ngành hàng không ở Bắc Kinh, cho biết “ưu điểm lớn nhất” của những chiếc máy bay không người lái này là chúng có thể bay lâu hơn trong khu vực mục tiêu, và chi phí vận hành và bảo trì cũng rẻ hơn nhiều”. Và “một số máy bay không người lái có thể được kết nối mạng để tăng khả năng phát hiện tàu ngầm của đối thủ”. Tuy nhiên, với mức độ sử dụng hạn chế, vẫn còn phải xem máy bay không người lái của Trung Quốc hiệu quả ra sao trong hoạt động “săn” tàu ngầm Mỹ.

Pháo đài trên biển

Những diễn biến trên có thể làm phức tạp thêm các kế hoạch của Mỹ nhằm theo dõi và phát hiện tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc. Tháng 11/2021, USNI đã báo cáo về vụ tàu USS Connecticut va chạm với một ngọn núi ngầm dưới đáy biển. USNI lưu ý USS Connecticut là một trong 3 SSN lớp Seawolf của Hải quân Mỹ, ban đầu được thiết kế để chống lại các tàu ngầm của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sau đó được nâng cấp và sửa đổi để thực hiện một số nhiệm vụ nhạy cảm nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm cả việc phát hiện các SSBN của Trung Quốc.

Hồi tháng 4, trang mạng “Asia Times” đưa tin Trung Quốc giờ đây có thể tổ chức các cuộc tuần tra SSBN suốt ngày đêm, đảm bảo một trong 6 chiếc SSBN Type 094 của họ luôn tuần tra “gần như liên tục” trên biển. Các SSBN này có khả năng được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 mới, có tầm bắn 10.000 km và cho phép Trung Quốc tấn công lục địa Mỹ từ các căn cứ mới được phát triển và bảo vệ nghiêm ngặt. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, điều này gây thêm áp lực cho Mỹ và các đồng minh khi họ đang nỗ lực ngăn cản sự phát triển năng lực quân sự của Bắc Kinh.

Với sự ra đời của tên lửa JL-3, Giám đốc dự án thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ Hans Kristensen và các nhà phân tích khác kỳ vọng các chiến lược gia Trung Quốc sẽ giữ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của họ ở vùng nước sâu. Collin Koh, chuyên gia an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho rằng Trung Quốc có thể giữ các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của họ trong một “pháo đài” trên biển ở gần bờ biển của nước này.

Các SSBN của Mỹ được coi là có khả năng sống sót cao, song tính minh bạch ngày càng tăng của các đại dương và khả năng Trung Quốc và Nga đạt được bước đột phá trong công nghệ phát hiện tàu ngầm làm gia tăng mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ trên biển. Bất chấp những lo ngại đó, Matt Korda, chuyên gia nghiên cứu thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, trong một bài báo đăng trên “Defense One” hồi tháng 12/2020 lập luận rằng Mỹ dẫn đầu về công nghệ tàng hình và phát hiện tàu ngầm. Ngoài ra, vị trí địa lý thuận lợi, không có điểm nghẽn hay nút thắt lãnh thổ và sự đe dọa trả đũa hạt nhân của Mỹ đối với một cuộc tấn công nhằm vào SSBN của họ đảm bảo khả năng tồn tại của các SSBN của Mỹ với tư cách là lực lượng răn đe hạt nhân cuối cùng của nước này.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cong-nghe-san-ngam-phat-trien-se-thay-doi-cuoc-choi-c415a1512302.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cong-nghe-san-ngam-phat-trien-se-thay-doi-cuoc-choi-c415a1512302.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ săn ngầm phát triển sẽ thay đổi cuộc chơi