Công nghiệp Điện ảnh: Con đường đưa Điện ảnh Việt Nam phát triển

Hà Thu | 24/11/2023, 07:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp Điện ảnh Việt Nam” đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

hoi-thao-2.jpg
Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam”.

Trong khuôn khổ các hoạt động Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII, ngày 23/11, tại TP Đà Lạt đã diễn ra hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam”.

Dự hội thảo có ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục điện ảnh, Trưởng BTC LHP Việt Nam XXIII và Ông Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cùng đại diện Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Vụ Văn hoá, Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL; lãnh đạo Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam; lãnh đạo Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội chuyên ngành, lãnh đạo các Sở VHTTDL, Sở VHTTDL; các nghẹ sĩ điện ảnh, chuyên gia, các nhà hoạt động điện ảnh, nhà sản xuất phim, phát hành, phổ biến phim…

vi-kien-thanh.jpeg
Ông Vi Kiến Thành Cục trưởng Cục Điện ảnh phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vi Kiến Thành Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định: Một trong những mục tiêu quan trọng trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Chính phủ ban hành và Luật Điện ảnh được ban hành tháng 6/2022 hướng tới mục tiêu phát triển điện ảnh là ngành nghệ thuật, vừa là ngành kinh tế.

Đặc biệt, từng bước xây dựng điện ảnh Việt Nam trở thành ngành công nghiệp văn hóa mũi nhọn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút khách du lịch và tạo vị thế của điện ảnh Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Để đạt mục tiêu nêu trên, cần có sự chung tay, nỗ lực của các nhà hoạt động điện ảnh, nhà đầu tư, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành lĩnh vực khác như tài chính, du lịch, khoa học công nghệ và thông tin truyền thông, cùng vai trò không kém phần quan trọng của công chúng khán giả.

hoi-thao-cn.jpg
Đông đảo các đại biểu, nghệ sĩ tham gia Hội Thảo.

Trong bối cảnh đó, tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII, Hội thảo “Một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam" được tổ chức nhằm tạo một diễn đàn để các nghệ sĩ điện ảnh, nhà sản xuất, nhà quản lý, người làm chính sách, các doanh nghiệp, các chuyên gia thuộc lĩnh vực công nghệ điện ảnh, truyền thông, tài chính... cùng chia sẻ thông tin, bàn thảo, nhận định, đánh giá, đóng góp ý kiến, kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển công nghiệp điện ảnh trong những năm tới.

Cục trưởng Cục điện ảnh nhấn mạnh: Công nghiệp điện ảnh là ngành kinh tế sáng tạo thông qua tài năng nghệ thuật, sức sáng tạo của các nghệ sĩ, và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo nên sản phẩm hàng hóa đặc biệt là những bộ phim lôi cuốn, đến với người xem bằng nhiều hình thức phổ biến hiện đại, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 và tính toàn cầu hóa của nghệ thuật điện ảnh.

Các tác phẩm điện ảnh của chúng ta vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, có tác động tích cực đến đời sống xã hội. Sức sáng tạo độc đáo, nhân văn, hướng thiện của các nghệ sĩ điện ảnh trong mỗi tác phẩm điện ảnh đóng vai trò quan trọng để thu hút công chúng khán giả và khẳng định vị trí của điện ảnh Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

ong-hoai.jpeg
Ông Trần Thanh Hoài – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng chia sẻ tại Hội Thảo.

Tại Hội thảo, ông Trần Thanh Hoài – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng cho biết, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát huy thế mạnh về di sản văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, con người; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến Lâm Đồng – Đà Lạt xây dựng các phim trường lớn; ưu đãi các nhà làm phim đến ghi hình, lấy bối cảnh và mong rằng các đoàn làm phim, các cơ quan phim ảnh chọn Đà Lạt – Lâm Đồng làm nơi tổ chức choạt động, sự kiện, Liên hoan phim trong nước cũng như quốc tế.

ba-hai-van.jpeg

Bà Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phát biểu tại Hội thảo

Bà Trần Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho biết, cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của điện ảnh Việt Nam ra thế giới. Nhiều dấu ấn của điện ảnh Việt Nam trong thời gian qua tại các LHP quốc tế đều góp phần quảng bá mạnh mẽ điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Bộ VHTTDL cũng tích cực tổ chức các chương trình tuần phim, ngày phim Việt Nam tại nước ngoài.

ngo-phuong-lan.jpeg
TS.Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam

TS.Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam nhấn mạnh, xây dựng công nghiệp điện ảnh cần có sự chung tay từ các cơ quan quản lý, các Hiệp hội, hội chuyên ngành và giới nghệ sĩ, nhà làm phim. “So với các lĩnh vực khác, ngành điện ảnh có Luật từ sớm, vừa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện với Luật Điện ảnh năm 2022, tuy nhiên, từ hành lang pháp lý đi vào thực tiễn còn nhiều khoảng cách”.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn cho rằng nền công nghiệp điện ảnh cần những con người công nghiệp, tức là những con người sáng tạo, làm việc. Một nền điện ảnh lớn cần phải có tác phẩm lớn, có giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng.

Làm phim có tính giải trí cao, thu hút được nhiều khán giả, doanh thu cao là rất khó và cần thiết để tái đầu tư, để nuôi đội ngũ. Nhưng giấc mơ của các nhà làm phim, của nền công nghiệp điện ảnh không dừng ở đó. Họ muốn không chỉ có sản phẩm điện ảnh ăn khách mà còn có tác phẩm điện ảnh. Chỉ khi đó thế giới mới biết điện ảnh Việt Nam.

dao-dien-phi-tien-son.jpeg
Đạo diễn Phi Tiến Sơn phát biểu.

Ông Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng, điện ảnh Việt Nam hiện nay còn cần tới vai trò của lý luận phê bình nhằm dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực. Từ đó, bảo vệ chính đáng các nhà làm phim để họ vững tin, sáng tạo và cống hiến.

Các quan điểm đưa ra tại Hội thảo đều hướng đến mục tiêu xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam hiện đại, có chiều sâu và đưa được ngày càng nhiều các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ra thế giới./.

Bài liên quan
Liên hoan phim Việt Nam: "Tiệc phim" miễn phí tại Đà Lạt
(GDTĐ) - Những ai đến với thành phố ngàn hoa Đà Lạt trong tháng 11 này cũng không nên bỏ lỡ "tiệc phim" miễn phí trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23. Đặc biệt sẽ công chiếu những bộ phim có bối cảnh tại mảnh đất này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghiệp Điện ảnh: Con đường đưa Điện ảnh Việt Nam phát triển