Người con trai thứ cười nói: "Sao có thể như vậy được mẹ ơi. Bây giờ giao thông phát triển thuận tiện lắm. Mẹ nhớ con, con có thể bay về nhà ngay hôm sau để gặp mẹ. Từ nhỏ con đã mơ ước được sống ở nước ngoài. Đây là cơ hội hiếm có, con muốn được thử sức. Khi nào ổn định, con sẽ đón mẹ tới sống cùng".
Người con trai thứ 2 sau đó cũng cưới một người vợ ngoại quốc và định cư ở nước ngoài. Con trai vẫn luôn quan tâm, gọi điện nói chuyện với bà Vương mỗi tuần. Nhưng bà Vương đã ngày càng già, sức khỏe yếu, khó có thể đi lại thuận tiện. Giờ đây, bà Vương chỉ còn duy nhất một nỗi quan tâm: Liệu mẹ con bà có thể gặp nhau bao nhiêu lần nữa?
Người duy nhất bà Vương còn có thể trông cậy là cô con gái út. Cô bé học không giỏi như các anh, sau khi tốt nghiệp trở thành một công nhân bình thường. Sau này, con gái út cũng kết hôn với người ở địa phương, sống cuộc sống bình thường. Điều bà Vương không ngờ nhất cuộc đời chính là đứa con không mấy triển vọng lại trở thành chỗ dựa cho bà trong suốt quãng đời còn lại.
Những năm tháng bà ốm đau, chính con gái là người chăm sóc bà ngày đêm. Mỗi lần nghĩ đến các con, bà Vương không khỏi chạnh lòng.
Có lẽ, câu chuyện của gia đình bà Vương cũng không xa lạ với nhiều người. Cha mẹ nào cũng mong con khôn lớn, thành tài, có nhiều triển vọng phát triển. Nhưng những đứa trẻ tài năng, có cơ hội bay cao bay xa lại hiếm khi ở lại bên cha mẹ. Những đứa trẻ có phần ít nổi bật hơn không có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp, nhưng rút cuộc lại là chỗ dựa, ở kề bên cha mẹ khi về già.
Vì vậy, mọi việc đều có 2 mặt. Các bậc phụ huynh không cần quá ám ảnh với việc giáo dục con cái thành tài. Nếu con cái được giáo dục tốt, chúng sẽ hạnh phúc, phát triển. Nếu ít cơ hội phát triển hơn, thì nhiều khả năng con cái sẽ ở gần cha mẹ, trở thành chỗ dựa khi về già. Vì thế, dù thế nào thì cũng hay hết lòng yêu thương những người thân của bạn.