Đã nghỉ Tết sao còn phải làm bài tập

06/01/2023, 07:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều thầy cô cho rằng không nên giao bài tập Tết quá nặng nề cho học sinh mà chỉ nên định hướng, gợi ý các em triển khai những hoạt động phù hợp.

Việc cô Quỳnh không giao bài tập Tết cho học sinh được khá nhiều phụ huynh ủng hộ. Ngày Tết, phụ huynh muốn cho con về quê du lịch, thăm ông bà. Nếu các em phải mang theo sách vở, việc di chuyển sẽ bất tiện, gây ảnh hưởng đến tinh thần của các em và gia đình, lại phá hỏng niềm vui đón Tết.

Tương tự, cô Thu Hà, giáo viên dạy Toán tại một trường THCS ở TP Vinh, cũng hạn chế ra bài tập Tết cho học sinh. Hơn 20 năm đi dạy, cô Hà ít khi ra bài tập Tết vì không muốn trẻ bị áp lực bài vở. Thay vì phải vùi đầu vào bài tập, cô Hà khuyến khích trẻ dành thời gian vui chơi cùng gia đình.

“Tuy nhiên, nghỉ ngơi không phải là xả hơi”, cô Hà nói cô vẫn ra bài tập Tết cho học sinh nhưng khối lượng bài tập không nhiều, chỉ từ 3-5 bài ở mức độ cơ bản, dễ giải. Ngoài ra, những năm gần đây, cô Hà xem ngày, giờ tốt cho học sinh khai bút và ghi chú trong phiếu bài tập để trẻ áp dụng.

bai tap Tet cho tre anh 2

Ngày Tết, giáo viên chỉ nên cho trẻ khai bút nhẹ nhàng, không áp lực. Ảnh: WHYFRAME/Shutterstock.

Cho trẻ khai bút đúng cách

Quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, cô Hà cho biết cô chỉ ra những bài rất dễ để học sinh làm được, làm tốt và làm nhanh trong “khung giờ đẹp”. Điều này giúp các em tự tin, bớt áp lực học tập đầu năm, đồng thời có động lực học tập trong năm mới nhưng vẫn có nhiều thời gian nghỉ ngơi, dành cho gia đình.

“Khai bút là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Bản thân tôi là giáo viên nên tôi cũng khai bút hàng năm. Tôi cũng muốn học sinh gìn giữ nét đẹp văn hóa này”, cô Hà giải thích.

Cô Hà cho biết thêm cô thường dành thời gian trên lớp để chữa bài tập Tết cho học sinh. Tuy nhiên, cô không kiểm tra hay cộng điểm cho các em làm bài tập Tết để tránh khiến các em áp lực dẫn đến tình trạng làm bài theo kiểu đối phó.

Sau hơn 20 năm đi dạy, cô Hà rút ra “công thức” chung để ra bài tập Tết cho học sinh là số lượng ít, mức độ vừa phải, quan trọng là không đi kèm các hình thức gây áp lực cho các em như kiểm tra, chấm điểm, cộng điểm… Ngoài ra, giáo viên cũng nên cổ vũ các em làm bài bằng các hình thức gắn liền với sự may mắn như xem ngày, giờ tốt khai bút, phát bút may mắn.

Thầy Chí Bình cũng đồng quan điểm với cô Thu Hà. Theo thầy, nếu muốn ra bài tập Tết, giáo viên chỉ nên ra những dạng bài trắc nghiệm đơn giản để trẻ khai bút đầu năm. Phạm vi đề bài cần phù hợp với học sinh đại trà, không mang nặng tính nâng cao hay khiến trẻ phải mất nhiều thời gian giải đề.

Năm nay cô Quỳnh phụ trách dạy học sinh lớp 2. Theo cô, đây là độ tuổi “chơi nhiều hơn học”. Vì thế, cô muốn học sinh dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi cùng gia đình thay vì học hành. Cô cho rằng đây cũng là một dịp đặc biệt để các em học hỏi thêm về văn hóa cũng như truyền thống đón Tết của quê hương.

Trước dịp Tết Quý Mão, cô Thu Quỳnh dự định sẽ dặn dò học sinh hoàn thành hết bài tập còn tồn đọng trong vở bài tập. Ra Tết, cô sẽ dành một buổi nói chuyện với học sinh để tìm hiểu về truyền thống ăn Tết ở quê hương.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/da-nghi-tet-sao-con-phai-lam-bai-tap-post1391396.html
Copy Link
https://zingnews.vn/da-nghi-tet-sao-con-phai-lam-bai-tap-post1391396.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã nghỉ Tết sao còn phải làm bài tập