Đại học Đà Nẵng: Các trường thành viên mở rộng phương thức tuyển sinh riêng

Hà Nguyên | 03/03/2022, 16:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

ĐH Đà Nẵng dự kiến có 14.550 chỉ tiêu. Các trường thành viên đều sử dụng thêm phương thức xét tuyển, tăng chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh riêng, xét điểm thi của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

Sinh viên Đại học Đà Nẵng Sinh viên Đại học Đà Nẵng

Trường ĐH Bách khoa có 6 phương thức xét tuyển với chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 3.200, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường: dành cho thí sinh tốt nghiệp năm 2022 và trước năm 2022; xét tuyển theo kết quả học tập THPT (xét tuyển học bạ): dành cho thí sinh tốt nghiệp năm 2022 và trước năm 2022; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ chí Minh tổ chức năm 2022; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022.

Trường ĐH Kinh tế dự kiến tuyển 3.100 chỉ tiêu với 5 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường: dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Trường ĐH Kinh tế dự kiến sẽ mở thêm ngành công nghệ tài chính. Bên cạnh đó, trường sẽ có 2 chương trình đào tạo gồm chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế và chương trình cử nhân chính quy.

Trong năm tuyển sinh 2022, bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, Trường ĐH Kinh tế tuyển sinh và đào tạo Chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh đối với ngành Kinh doanh quốc tế.

Trường ĐH Ngoại ngữ dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu với 5 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Trường ĐH Ngoại ngữ dự kiến mở thêm chuyên ngành tiếng Anh thương mại điện tử thuộc ngành Ngôn ngữ Anh.

Trường ĐH Sư phạm dự kiến tuyển 2.600 chỉ tiêu theo 5 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường với không quá 20% chỉ tiêu chung của từng ngành; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022.

Trường tuyển sinh 18 ngành sư phạm và 16 ngành/chuyên ngành cử nhân khoa học kỹ thuật. Dự kiến sẽ tuyển sinh thêm ngành mới mở năm 2022 là Vật lý kỹ thuật.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật dự kiến tuyển 1.300 chỉ tiêu với 5 phương thức tuyển sinh, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật mở lại ngành Công nghệ vật liệu, chuyên ngành Hóa học Vật liệu mới (tạm dừng tuyển sinh năm 2021). Ngoài ra, năm 2022, ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp chỉ đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin thay vì được chọn một trong các ngành công nghệ kỹ thuật của trường để theo học.

Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn: dự kiến tuyển 1.500 chỉ tiêu tuyển sinh theo 5 phương thức, gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Trong đó, với phương thức tuyển sinh riêng, trường bổ sung thêm các nhóm xét tuyển gồm thí sinh đạt giải trong các cuộc thi Khoa học kỹ thuật, thi văn hóa, thể thao cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Dự kiến, Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn sẽ có thêm 6 ngành/chuyên ngành mới, gồm: Trí tuệ nhân tạo, Truyền thông và Mỹ thuật số, Marketing kỹ thuật số, Quản trị kinh doanh (chuyên ngành quản trị tài chính số và chuyên ngành Quản trị dự án công nghệ thông tin), Công nghệ thông tin – chuyên ngành mạng và an toàn thông tin.

Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum dự kiến tuyển sinh 380 chỉ tiêu theo 2 phương thức: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và xét học bạ THPT. Dự kiến mở 3 ngành mới gồm: Sư phạm Toán, Kinh doanh thương mại và Kỹ thuật xây dựng.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh dự kiến tuyển 440 chỉ tiêu với 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2022; xét học bạ THPT; xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng của trường; xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh dành riêng 305 chỉ tiêu cho phương thức tuyển sinh riêng và có bổ sung xét tuyển đối với các thí sinh tham dự kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tại tất cả các vòng thi.

Khoa Y Dược dự kiến tuyển 230 chỉ tiêu theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và xét học bạ THPT với ngành Điều dưỡng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại học Đà Nẵng: Các trường thành viên mở rộng phương thức tuyển sinh riêng