Phương pháp tốt nhất để dạy con cách thể hiện cảm xúc là cha mẹ làm mẫu những kỹ năng này. Sử dụng các từ biểu lộ cảm xúc trong cuộc trò chuyện hàng ngày với trẻ, chẳng hạn như: "Mẹ cảm thấy hạnh phúc khi thấy con thích món ăn này"; "Bố không vui khi con ném đồ chơi như thế"...
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có EQ cao nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Vì vậy, người lớn nên tạo thói quen chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với gia đình để có thể trở thành tấm gương hiệu quả cho con.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ có EQ cao nhiều khả năng sinh con thông minh về mặt cảm xúc. Ảnh minh họa
Dạy con cách chủ động
Ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên dạy con cái tính chủ động. Đây là một trong số những kỹ năng cần thiết góp phần quyết định thành công của bé sau này.
Nhiều bậc phụ huynh có xu hướng yêu thương, nuông chiều con cái quá mức, lo cho con từ A-Z. Lúc còn nhỏ, cha mẹ có thể hướng dẫn từng chút một để trẻ có thể tiếp thu và làm theo. Tuy nhiên khi lớn lên, hãy để trẻ độc lập suy nghĩ và chủ động hơn bởi việc thay trẻ quyết định mọi thứ sẽ khiến trẻ thiếu sự sáng tạo, link hoạt, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin, mất đi tư duy chủ động.
Cứ như vậy, khi đứng trước một sự lựa chọn nào đó, bé sẽ chọn cách lảng tránh, nhờ cha mẹ quyết định, từ đó hình thành nên tâm lý phụ thuộc và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của người khác. Do đó, rèn luyện tính chủ động cho trẻ không chỉ trong việc học mà còn trong đời sống hàng ngày là thực sự cần thiết giúp trẻ vững vàng hơn trong tương lai.
Bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe ý tưởng và cảm xúc của trẻ, dành những câu hỏi khơi gợi, kích thích khả năng tư duy của trẻ và để trẻ thực hiện những điều có thể. Từ những việc đơn giản này, trẻ cũng sẽ hình thành được sự chủ động, sự sáng tạo khi gặp tình huống có vấn đề và chính kiến riêng của bản thân.
Trau dồi thái độ lạc quan cho trẻ
Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.
Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.
Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Ảnh minh họa
Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề
Một phần của việc xây dựng trí thông minh cảm xúc liên quan đến phương pháp giải quyết vấn đề. Sau khi xác định và giải quyết các cảm xúc, đến lúc trẻ phải tìm cách tự khắc phục khó khăn.
Có thể trẻ tức giận vì chị gái liên tục làm phiền chúng chơi điện tử. Cha mẹ nên giúp con xác định 3-5 cách có thể giải quyết mâu thuẫn. Các giải pháp không nhất thiết phải gồm những ý tưởng hay, vì mục tiêu ban đầu là khuyến khích trẻ động não để đưa ra suy nghĩ. Khi trẻ xác định được cách xử lý khả thi, cha mẹ có thể giúp con đánh giá ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Sau đó khuyến khích con chọn phương án tốt nhất.
Cha mẹ nên đóng vai trò như một huấn luyện viên thay vì là người giải quyết mọi khó khăn cho trẻ. Cung cấp các hướng dẫn khi cần thiết nhưng hãy cho con thấy rằng chúng có khả năng tự giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả.