Nhiều người khen bé gái tư duy tốt, biết đặt ngược lại câu hỏi để tìm ra ngọn nguồn vấn đề. Chỉ cần phụ huynh cố gắng kiên nhẫn giải thích cho con hiểu thì bé sẽ nắm vững kiến thức và tiếp thu thêm được nhiều bài học hay.
Trên thực tế, "đỡ đần" trong câu tục ngữ trên không liên quan đến nghĩa ngốc nghếch mà là trợ giúp thêm cho bớt vất vả, khó khăn. Chẳng hạn: Làm thêm để đỡ đần gia đình.
Trong câu tục ngữ nói trên, tác giả đã sử dụng lối nói so sánh, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. "Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" khuyên anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn hay lúc sóng yên biển lặng.