Đánh bay mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế nào?

13/11/2023, 06:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Tuổi dậy thì thường xuất hiện tình trạng mụn trên da là do tăng hormone androgen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi. Vậy đánh bay mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế nào?

da-nhay-noi-mun.jpeg
Đánh bay mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế nào?

Mụn và nguyên nhân gây mụn trên da?

Mụn là bệnh lý mãn tính của da, thường xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì, từ 13-18 tuổi. Mụn có thể tự hết sau khi bước qua tuổi dậy thì, tuy nhiên nếu mụn không được điều trị sẽ gây viêm nhiễm, tái phát nhiều lần và để lại những tổn thương trên da như sẹo mụn, vết thâm, gây mất thẩm mỹ.

Mụn đầu đen là những lỗ chân lông bị bít tắc trên da. Nguyên nhân có thể do bụi bẩn, tế bào chết, dầu thừa, vi khuẩn tích tụ lại bên trong lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, hỗn hợp này sẽ bị oxy hoá và có màu đen. Mụn đầu đen rất phổ biến của tuổi dậy thì. Mụn xuất hiện nhiều trên mặt, đặc biệt là vùng mũi.

Mụn đầu trắng hình thành do bã nhờn kết hợp tế bào chết làm bịt kín lỗ chân lông. Nhân mụn nằm phía trong lỗ chân lông, không lộ ra ngoài nên có màu trắng, nhân mụn cứng. Mụn đầu trắng không sưng đỏ, những nốt mụn gồ lên trên bề mặt da, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi sờ bằng tay, có thể dễ dàng nhận thấy bề mặt da sần sùi, thô ráp.

Mụn trứng cá đỏ xuất hiện trên da thường do mụn đầu đen, mụn đầu trắng bị viêm và chuyển sang mụn đỏ, hơi sưng đỏ. Vết sưng chứa mủ trắng hoặc vàng, gây đau nhức. Đây là mụn ở mức độ viêm nhiễm nặng và nếu nặn ra sẽ để lại sẹo hoặc vết thâm.

Mụn bọc là mụn phổ biến ở tuổi dậy thì do bã nhờn tiết ra nhiều kết hợp với bụi bẩn tích tụ trên da toạ thành các ổ vi khuẩn gây mụn. Mụn bọc có kích thước lớn, gây đau nhức. Mụn bọc sau khi lành có thể sẽ để lại sẹo lõm trên da do sự viêm nhiếm đã thâm nhập sâu vào dưới tế bào da.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trên da là do tăng hormone androgen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Bã nhờn tiết quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn P.Acnes sinh sôi, phát triển mụn.

Mụn sinh ra cũng do quy trình vệ sinh da không đúng cách, làm cặn lại những bụi bẩn, cặn trang điểm tích tụ bên trong lỗ chân lông gây viêm nhiễm thành mụn.

tay-te-bao-chet-1.jpeg
Cần chăm sóc da đúng cách để tránh mụn tuổi dậy thì.

Cách điều trị mụn đúng, không để lại sẹo trên da

Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị mụn là không tự ý nặn mụn. Nặn mụn không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh sẽ gây viêm nhiễm, lây lan vi khuẩn, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, tự ý nặn mụn còn có thể gây sẹo vĩnh viễn trên da.

Để điều trị mụn có thể dùng các hoạt chất Benzol Peroxide và Acid salicylic. Benzol Peroxide là hoạt chất có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, loại bỏ dầu dừa làm thông thoáng lỗ chân lông và triệt tiêu vi khuẩn gây mụn ở mức độ nặng.

Acid salicylic có tác dụng điều tiết lượng dầu trên da, loại bỏ tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Bên cạnh đó Acid salicylic còn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, giúp cồi mụn nhanh khô.

Có thể dùng Retinol, thành phần dẫn xuất từ vitamin A, có tác dụng làm thông các ống dẫn dầu bị tắc, loại bỏ tế bào sừng, giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn tái phát. Ngoài ra, sử dụng Retinol để trị mụn còn hạn chế được vết thâm, sẹo mụn.

Sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc uống đối với tình trạng nghiêm trọng và phải có sự chỉ định của bác sĩ. Kháng sinh dạng bôi thường có Clindamycin, Erythromycin,… Kháng sinh đường uống có thể là Tetracycline. Những thuốc thày có tác dụng tiêu diệt, chống lại vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng.

Tuy nhiên, tất cả các giải pháp trị mụn sẽ không đạt kết quả nếu người bệnh vẫn sử dụng những sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với tình trạng mụn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống phù hợp để giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng sự đàn hồi của da, giúp thúc đẩy quá trình làm lành của da nhanh hơn.

vitamin-c.jpeg

Một số loại thực phẩm giúp quá trình làm lành vết thương và giảm sẹo nhanh là các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, protein và kẽm.

Cam và các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, cần thiết cho quá trình sản xuất collagen và hình thành da mới.

Rau bina và các loại rau lá xanh có chứa nhiều vitamin A và kẽm, giúp hỗ trợ sản xuất collagen và làn da khoẻ mạnh.

Các nguồn cung cấp protein nạc như thịt gà, cá và hạnh nhân giúp chữa lành vết thương và tái tạo da.

Hạt bí ngô cung cấp lượng kẽm tốt cho việc sản xuất collagen và tăng cường chức năng miễn dịch.

Khoai lang giàu vitamin A và C giúp thúc đẩy làn da khoẻ mạnh và sản xuất collagen.

Không nên sử dụng các loại thực phẩm làm chậm quá trình làm lành vết thương và tăng nguy cơ hình thành mô sẹo như đường tinh chế và Carbohydrate, các loại thịt chế biến sẵn có chữa nhiều nitrat làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề sức khoẻ khác.

Rượu và Caffein cũng không tốt cho việc tổng hợp collagen, làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất. Caffein còn gây mất nước, hạn chế việc cung cấp chất dinh dưỡng cho vết thương, làm chậm thời gian làm lành vết thương.

Bằng cách kết hợp những thực phẩm già chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống, hạn chế những thực phẩm không tốt, giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng, giảm đáng kể sẹo do vết thương để lại trên da/.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đánh bay mụn trứng cá tuổi dậy thì như thế nào?