Dạy học môn Ngoại ngữ 2: Khó triển khai do thiếu giáo viên, kinh phí

Nam Anh | 06/04/2022, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc tổ chức, đào tạo, đánh giá đối với môn Ngoại ngữ 2 trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) đang thu hút được sự quan tâm của các trường.

Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1 (TPHCM), thời gian qua, nhà trường nhận được sự hỗ trợ của một số đối tác trong việc dạy Ngoại ngữ 2 cho học sinh (Viện Goethe TPHCM hỗ trợ giáo viên dạy tiếng Đức, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại TPHCM hỗ trợ giáo viên dạy tiếng Hàn…).

Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng nhà trường, nhiều học sinh của trường đã đăng ký học Ngoại ngữ 2 và tập trung đầu tư thời gian học cả trong dịp hè, nhất là những em có định hướng du học trong tương lai. Mặc dù vậy, với số tiết học Ngoại ngữ 2 còn khiêm tốn trong thời khóa biểu, việc tuyển chọn nhân sự cho môn Ngoại ngữ 2 cũng khá phức tạp, liên quan đến việc tuyển giáo viên chính thức hay thông qua hình thức thỉnh giảng hợp đồng nên chất lượng chưa được như mong muốn.

Một tiết học của học sinh Trường THPT Marie Curie, Quận 3 (TPHCM). Ảnh: Nam Sơn

Cần hướng dẫn cụ thể

Trong bối cảnh còn có nhiều lúng túng để tổ chức dạy môn học tự chọn Ngoại ngữ 2, một số trường kiến nghị Bộ GD&ĐT cần sớm có hướng dẫn tổ chức dạy, kiểm tra, đánh giá đối với môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2) trong các cơ sở GDPT.

Thầy Nguyễn Trần Khánh Bảo chia sẻ: “Các trường đang chuẩn bị điều kiện để có thể tổ chức dạy học Ngoại ngữ 2 cho học sinh theo khung chương trình của Bộ. Với nhiều thay đổi khi tổ chức thực hiện Chương trình GDPT 2018, việc hướng dẫn tổ chức dạy, kiểm tra, đánh giá đối với môn Ngoại ngữ 2 nên sớm được thực hiện. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết để các trường vận dụng và tổ chức dạy Ngoại ngữ 2 đạt hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng của Chương trình GDPT 2018 cũng như nguyện vọng của học sinh”.

Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, vấn đề dạy các môn học tự chọn nói chung, Bộ GD&ĐT đã có quy định sử dụng sách giáo khoa các môn học, tài liệu tự chọn nâng cao do Bộ ban hành, thực hiện theo thời lượng quy định tại kế hoạch giáo dục cấp THPT.

Bộ cũng yêu cầu các trường THCS, THPT chủ động xây dựng kế hoạch dạy học bám sát cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ để ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học; bố trí thời lượng cho mỗi môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn hỗ trợ giáo viên chuẩn bị kế hoạch bài dạy. Mặc dù vậy, đối với môn Ngoại ngữ 2, với những đặc thù riêng, cần có những hướng dẫn cụ thể, giúp các trường chủ động hơn trong quá trình đào tạo.

“Theo tôi, không chỉ môn Ngoại ngữ 2 mà môn Nội dung giáo dục của địa phương cũng rất cần những hướng dẫn cụ thể của Bộ. Đây là môn học đặc thù, cần sự phối hợp của nhiều đơn vị, như các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, địa phương mới giúp học sinh thu hoạch kiến thức một cách hiệu quả”, cô Vũ Thị Ngọc Dung bộc bạch.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-mon-ngoai-ngu-2-kho-trien-khai-do-thieu-giao-vien-kinh-phi-H5ZDnz8nR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/day-hoc-mon-ngoai-ngu-2-kho-trien-khai-do-thieu-giao-vien-kinh-phi-H5ZDnz8nR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy học môn Ngoại ngữ 2: Khó triển khai do thiếu giáo viên, kinh phí