Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

04/11/2023, 14:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Một trong 5 chính sách lớn Bộ GD&ĐT trình Quốc hội khi xây dựng Luật Nhà giáo là tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo.

Nhờ phân cấp tuyển dụng mà tình hình đã cải thiện. Việc chủ động tuyển giáo viên giúp các trường thực hiện Chương trình GDPT 2018 thuận lợi hơn, nhất là ở cấp THPT, khi học sinh được chọn môn học lựa chọn. Được chủ động trong tuyển dụng, nhà trường có lợi thế để hài hoà các yếu tố đặc thù của đội ngũ và nguyện vọng học sinh. Đặc biệt với trường chuyên, cơ chế tự chủ biên chế đã rộng cửa giúp nhà trường chọn được người tài, phù hợp mục tiêu phát triển.

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng đến nay chưa nhiều địa phương thực hiện phân cấp tuyển dụng, nếu có cũng chỉ tập trung khối THPT. Lý do được các địa phương đưa ra là trong công tác cán bộ, tuyển dụng là khâu quan trọng, nhạy cảm, cần có lộ trình, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để đảm bảo chặt chẽ, tránh xảy ra sai sót. Số khác lại cho rằng trao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng sẽ tăng thêm quyền lực, dễ tiêu cực kiểu “con ông cháu cha”, dẫn đến tình trạng mất dân chủ.

Dù đơn vị nào phụ trách thì tính minh bạch, khách quan, đúng quy định trong tuyển dụng luôn đặt lên hàng đầu. Do đó, không thể vì lo ngại những tiêu cực khi phân cấp tuyển dụng mà làm chậm nhịp một chủ trương đúng đắn. Chỉ thị 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành TW Đảng đã hướng tới quản lý Nhà nước về đội ngũ nhà giáo theo mô hình quản lý nguồn nhân lực; phân cấp tuyển dụng giáo viên đang nằm trong xu hướng tích cực này.

Không quyết định được việc tuyển giáo viên là một khó khăn lớn của ngành Giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới, hội nhập. Nghị định 115/2020/NĐ-CP mở hướng phân cấp tuyển dụng đã cho thấy hiệu quả trong thực tế, tới đây cần được luật hóa thêm một bước để tạo sự thống nhất, đồng bộ và nhân rộng, giúp ngành chủ động nhân sự.

Khi phân cấp tuyển dụng được luật hóa và triển khai mạnh mẽ hơn, tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ sẽ được giải quyết. Quan trọng hơn, nhà trường được tự chủ nhân sự sẽ phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển, điều kiện thực tế của đơn vị, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/day-manh-phan-cap-phan-quyen-post659899.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/day-manh-phan-cap-phan-quyen-post659899.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2024-2025
Bộ GD&ĐT công bố kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền