Dạy trẻ "đánh chừa", câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh

Thảo Hương, | 13/07/2023, 12:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cho phép đổ lỗi đồng nghĩa với việc để đánh mất những bài học quan trọng của cuộc đời, hạn chế sự chủ động trong cuộc sống.

Hành vi "đánh chừa" và đổ lỗi

Khi nói tới cụm từ này, ý nghĩa của chúng là phủ nhận hoàn toàn lỗi do bản thân gây ra, thay vào đó là đổ lỗi cho đối phương hay một đối tượng nào khác. Trẻ em như một trang giấy trắng, chúng học theo người lớn rất nhanh, đặc biệt là những điều lặp đi lặp lại hàng ngày.

Có thể nói, hành động dạy con "đánh chừa" sẽ khiến chúng học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh xung quanh, không chịu nhận lỗi về bản thân mình.

Rất nhiều lần người lớn khi trẻ còn nhỏ thì dạy "đánh chừa", hay tìm những lý do đổ lỗi tương tự nhưng khi trẻ lớn lên bướng bỉnh, không chịu nhận lỗi khi làm sai thì lại dạy dỗ bằng đòn roi. Điều quan trọng nhất mà cả trẻ em và người lớn cần nhìn ra đó là nguyên nhân và trách nhiệm của bản thân đối với các hành vi của mình.

Hậu quả từ thói quen "đánh chừa" và cách xử lý

Tất cả những hành động của bé đều xuất phát từ những hành động của bố mẹ và những người xung quanh. Hành động đánh chừa cũng thế. Bé hay đánh chừa vì cả nhà thường xuyên đánh chừa.

Nguy hiểm hơn, bé quen đánh chừa lớn lên sẽ quen đổ lỗi cho người khác. Tính tình bé có thể hung hãn hơn, quen thói đánh, đập, tát người khác. Tốt nhất, bố mẹ không nên tạo cho bé thói quen đánh chừa. Nếu có đánh chừa, phải đánh chừa người lớn trước vì người lớn đã dạy con thói quen đó.

Theo chuyên gia tâm lý học Lê Khanh, không chỉ riêng bé Chíp mà có nhiều bé khác trong độ từ 1 - 2 tuổi thích đánh chừa người khác. Đơn giản, vì cả nhà xúm vào dạy bé đánh chừa thì làm sao bé không bắt chước được cơ chứ.

Để giúp bé không tập nhiễm thói quen đó, cả nhà không được nói từ đánh chừa hay đánh chừa bất kỳ một người nào, một đồ vật gì. Nếu bé vẫn có thói quen đánh chừa, cả nhà áp dụng chính sách "ba không": "Không nghe - không thấy - không phản ứng", nghĩa là coi như không có chuyện gì xảy ra, không khen, không chê, không trách phạt gì cả - lờ đi như chưa hề có chuyện đó - dần dần cháu sẽ quên đi thôi. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng một số hành vi tích cực khác sau khi cháu đã giảm chuyện đánh chừa) để thay thế.

Theo Trí thức trẻ
https://ttvn.toquoc.vn/day-tre-danh-chua-cau-noi-quen-thuoc-khien-con-hoc-cach-do-loi-cho-hoan-canh-20230713095357256.htm
Copy Link
https://ttvn.toquoc.vn/day-tre-danh-chua-cau-noi-quen-thuoc-khien-con-hoc-cach-do-loi-cho-hoan-canh-20230713095357256.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ
    một giờ trước Giáo dục
    Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.
  • Nghị quyết 57 là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học
    27 phút trước Giáo dục
    Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết số 57 và cùng với chính sách mới được Quốc hội ban hành sẽ là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học. Đó là minh chứng cho niềm tin của Đảng, Nhà nước với các nhà khoa học; tạo cơ chế thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.
  • Quảng Bình: Sẽ khởi công xây dựng điểm trường lẻ Tân Mỹ trước ngày 30/4
    31 phút trước Giáo dục
    Liên quan đến vụ việc hàng trăm học sinh điểm trường lẻ khối Tân Mỹ nghỉ học từ sau Tết Nguyên đán, thầy Phan Tiến Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết, đến sáng 24/2 đã có 11 học sinh đi học trở lại. Trong đó, có 9 học sinh lớp 2, một em lớp 1 và một học sinh lớp 4.
  • Trường học náo nhiệt hơn sau lệnh cấm điện thoại
    1 giờ trước Giáo dục
    Tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, học sinh tích cực tham gia hoạt động ngoài trời sau khi chính phủ cấm điện thoại di động trong trường học.
  • [Infogrpahic] Những lần chia tách, sáp nhập tỉnh, thành trong 50 năm qua
    3 giờ trước Thời sự
    Từ năm 1975 đến nay, Việt Nam đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách các tỉnh, thành. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành, trong đó có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy trẻ "đánh chừa", câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh