Người bệnh tim không nên đi bộ ngay sau khi ăn.
Tuy nhiên, đi bộ ngay sau bữa ăn không phải lúc nào cũng tốt cho tất cả mọi người.
Nghiên cứu cho thấy đi bộ ngay sau bữa ăn có thể không tốt cho bệnh nhân tim hoặc những người đã từng mắc bệnh tim trước đây. Những trường hợp này nên đi bộ trước bữa ăn thay vì sau khi ăn.
Điều này là do sau khi ăn, hệ tiêu hóa cần tăng lượng máu cung cấp để phân hủy thức ăn nhanh chóng, khiến tim phải bơm máu nhanh hơn bình thường. Nếu bạn đi bộ ở giai đoạn này, có thể gây thêm căng thẳng cho tim, đặc biệt nếu bạn là bệnh nhân tim.
3. Lưu ý khi tập thể dục ở người mắc bệnh tim
Ngay cả ở những bệnh nhân có trái tim bị tổn thương nặng như suy tim, tập thể dục có thể rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tập thể dục làm cho cơ tim của bạn khỏe hơn, giúp bạn năng động hơn mà không bị đau ngực hoặc các triệu chứng khác.
Tập thể dục có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, nó có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, tập luyện phải hợp lý và cần thận trọng để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng cơ bản. Người bệnh luôn trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, cần đảm bảo rằng bài tập bạn muốn thực hiện là an toàn; cường độ và thời gian tập luyện phải phù hợp với tình trạng bệnh. Điều này càng đặc biệt quan trọng nếu:
- Gần đây bạn bị đau tim.
- Bạn bị đau ngực, tức ngực hoặc khó thở.
- Bạn bị đái tháo đường.
- Gần đây bạn đã được phẫu thuật tim...
Nói chung, nếu tình trạng bệnh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tập thể dục, tốt nhất nên tránh các môn thể thao cường độ cao, sức bền hoặc cạnh tranh và nên sử dụng phương pháp cá nhân hóa từ bác sĩ tim mạch.
Nếu bệnh nhân bị đau ngực, khó thở, đánh trống ngực hoặc chóng mặt khi tập thể dục, cần ngừng tập thể dục ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.