Tuy nhiên, vài ngày sau khi đầu rồng thả quả cầu xuống miệng cóc, một sứ giả đến báo tin cho hoàng đế về một trận động đất đã xảy ra cách vị trí của cung điện khoảng từ 400 km đến 500 km về phía Tây Bắc. Houfeng Didong Yi đã được chứng minh dự báo đúng.
Trương Hành (78 - 139), nhà khoa học nổi tiếng sống vào đời nhà Hán (Trung Quốc). |
Đã có một số nỗ lực phục chế máy đo địa chấn của Trương Hành trong suốt thế kỷ 19 và 20. Tuy nhiên, thử nghiệm không đạt mức độ chính xác như các ghi chép lịch sử.
Vào năm 2005, một nhóm các nhà khảo cổ và địa chấn học từ Viện Khoa học Trung Quốc thông báo họ đã tạo thành công một bản sao hoạt động được của Hậu Phong địa động nghi. Nhóm đã thực hiện một số thay đổi khác với mô tả ban đầu về chiếc máy.
Thay vì tám quả bóng, họ chỉ sử dụng một quả bóng duy nhất đặt cân bằng trên một bệ nhỏ ở giữa bình. Một con lắc được treo phía trên chạm nhẹ vào quả cầu. Khi con lắc lắc lư, nó đẩy quả bóng ra khỏi bệ vào một trong tám kênh và thoát ra khỏi miệng rồng. Chỉ một quả bóng được sử dụng nên thiết bị sẽ không làm rơi quả bóng khác nếu con lắc di chuyển dẫn đến “chỉ số sai”.
Một số nhà sử học tin rằng lý do khó sao chép máy đo địa chấn của Trương Hành là vì mẫu hình của nó không còn tồn tại. Trên thực tế, ngày nay các nhà khoa học không còn sử dụng máy đo địa chấn để xác định hoặc định vị các trận động đất nữa, mà sử dụng các công cụ kỹ thuật số tiên tiến và nhạy hơn.
Vào năm 2016 và 2017, các nhà nghiên cứu đã xác định có thể phát hiện động đất bằng cách sử dụng cáp viễn thông dưới biển đo sự dao động trong pha của các xung ánh sáng truyền qua do sự kiện địa chấn gây ra.
Các sợi quang chịu nhiễu động địa chấn trên toàn bộ chiều dài của chúng, cho phép các nhà nghiên cứu trích xuất thông tin có giá trị về trận động đất mà với máy đo địa chấn thông thường không thực hiện được. Với hàng nghìn dặm cáp viễn thông dưới biển đã được triển khai, chúng có thể mang thông tin địa chấn đi khắp thế giới một cách nhanh chóng.
Theo Historicmysteries