Điểm tựa từ nhà trường nâng bước trò dân tộc thiểu số khó khăn

Hồ Lài | 30/04/2023, 21:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trường THPT Quế Phong (Nghệ An) có nhiều giải pháp trong giáo dục toàn diện, tạo điểm tựa cho học sinh dân tộc thiểu số vùng cao biên giới vươn lên.

Điểm tựa từ nhà trường nâng bước trò dân tộc thiểu số khó khăn ảnh 4

Học sinh Trường THPT Quế Phong tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và nhiều kỹ năng sống khác. Ảnh: NTCC.

Trong đó, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để học sinh hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng khối đại đoàn kết của học sinh trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, các hoạt động trải nghiệm để học sinh được tham gia cùng nhau nhằm tăng cường sự đoàn kết trong lớp học, giữa các lớp và trong toàn trường. Đồng thời cung cấp nhiều kiến thức, hiểu biết xã hội nhiều lĩnh vực, phát triển kỹ năng để học sinh biết ứng dụng xử lý các vấn đề trong trong cuộc sống.

Chi ủy, chi bộ đã chỉ đạo Nhà trường và công đoàn chi các tổ, nhóm phụ trách các cụm nhà trọ để nắm bắt tình hình, hỗ trợ học sinh. Nhà trường cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương, Công an, đặc biệt là thị trấn và các xã phụ cận để cùng nắm bắt, quản lý các em học sinh…

Thí điểm mô hình trường dân tộc bán trú kiểu mới

Từ năm 2013, thực hiện Quyết định số 49 và Thông tư 06 của Bộ GD&ĐT, và nay là Thông tư số 01, tỉnh Nghệ An thực hiện xóa bỏ loại hình Trường Dân tộc nội trú THPT (DTNT THPT) ở các huyện miền núi. Việc xóa bỏ loại hình Trường Dân tộc nội trú THPT (DTNT THPT) ở các huyện miền núi trong đó có Trường THPT Quế Phong đã có tác động lớn đến dạy học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường trong 10 năm qua.

Theo lãnh đạo nhà trường, trước hết, thay vì được ở nội trú, học sinh phải ở trọ ngoài, mỗi năm số lượng này là hơn 1200 học sinh thuộc các xã bản vùng sâu, vùng xa. Việc ở trọ, học sinh thiếu đi sự quản lý của gia đình và nhà trường, dẫn đến nhiều nguy cơ từ mặt trái của xã hội tác động.

Điểm tựa từ nhà trường nâng bước trò dân tộc thiểu số khó khăn ảnh 5

Học sinh ở bán trú trong trường chăm sóc vườn rau xanh. Ảnh: NTCC.

Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng bị ảnh hưởng do thiếu đi sự quản lý của gia đình ngoài giờ học ở nhà trường. Trong khi đó, thầy cô giáo cũng không thể nào bao quát, kiểm tra, chăm lo các em cả về học tập và sinh thường xuyên như khi còn ở nội trú trong trường.

Do ở các dãy trọ tập thể, phải tự lập ăn uống, sinh hoạt, xử lý các tình huống trong cuộc sống mà độ tuổi học sinh chưa thực sự trưởng thành. Các em mới từ môi trường quen thuộc trong làng bản ra thị trấn có nhiều điều mới lạ, cám dỗ. Điều này cũng dẫn đến có nhiều nguy cơ về tệ nạn xã hội xâm nhập trong học sinh.

Thu nhập và mức sống của giáo viên làm công tác giáo dục gặp nhiều khó khăn do mức phụ cấp đặc thù giảm. Bên cạnh đó, các đầu tư công để củng cố cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục của trường chậm lại tác động lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Điểm tựa từ nhà trường nâng bước trò dân tộc thiểu số khó khăn ảnh 6

Trường THPT Quế Phong mong muốn sớm có cơ chế để triển khai mô hình Trường THPT Dân tộc bán trú kiểu mới, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cũng như công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Ảnh: NTCC.

Cô Từ Thị Vân cho hay, sau khi không còn mô hình trường THPT Dân tộc nội trú, nhà trường vẫn còn cơ sở vật chất là khu nhà ở học sinh, được chúng tôi duy trì việc tổ chức cho học sinh ăn ở tại trường.

Hàng năm số em này từ 100-150 học sinh thuộc diện bán trú, đăng ký vào trường ở trên tinh thần tự nguyện. Về chế độ ăn được lấy từ nguồn hỗ trợ học sinh dân tộc bán trú của Nghị định 116. Các em được ở trong trường, có giáo viên quản lý, và tham gia lao động tăng gia sản xuất tại khu vườn trường. Việc duy trì này thể hiện hiệu quả tích cực trong chăm sóc, giáo dục học sinh, linh hoạt trong điều kiện không còn mô hình trường dân tộc nội trú.

Tuy nhiên, hiện nay Bộ GD&ĐT chưa có mô hình trường THPT Dân tộc bán trú, trường đã đề xuất và Sở GD&ĐT đang triển khai xây dựng thí điểm mô hình trường PTDTBT kiểu mới để trình HĐND Tỉnh, khi được HĐND Tỉnh thông qua trường sẽ triển khai thực hiện. Nhà trường tin tưởng và mong muốn mô hình này sớm được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và cả nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/diem-tua-tu-nha-truong-nang-buoc-tro-dan-toc-thieu-so-kho-khan-post636871.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/diem-tua-tu-nha-truong-nang-buoc-tro-dan-toc-thieu-so-kho-khan-post636871.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Điểm tựa từ nhà trường nâng bước trò dân tộc thiểu số khó khăn