Trước đó, sở GTVT TP HCM có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Công nghệ Xanh DP (Greenlines DP) ngưng khai thác bến tại công viên bến Bạch Đằng vì không tiếp tục gia hạn hoạt động bến thủy nội địa tại cầu tàu số 2 theo yêu cầu UBND TP.
Đơn vị thực hiện di dời không bồi thường, thanh thải công trình liên quan hoạt động bến tại cầu tàu số 2 khu bến Bạch Đằng, không neo đậu các phương tiện thủy nội địa tại cầu tàu số 2 khu bến Bạch Đằng khi chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Với yêu cầu trên, tuyến cao tốc TP HCM - Vũng Tàu đã tạm ngưng hoạt động.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Trần Song Hải - Tổng Giám đốc Greenlines DP, cho biết rất vui vì bến tàu thủy được gia hạn, việc gia hạn sẽ hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, cũng như phục vụ nhu cầu của khách du lịch, người dân đi tuyến tàu cao tốc duy nhất từ TP HCM đi Vũng Tàu.
Hiện nay, TP HCM đang cùng các sở ngành và quận 1 bàn các phương án để chỉnh trang quy hoạch khu trung tâm, trong đó sẽ di dời 3 cầu tàu tại bến Bạch Đằng về vị trí khác.
Trước đó, ngày 12-4, trên Facebook cá nhân, ông Trần Song Hải thông báo sẽ tặng toàn bộ cơ sở vật chất ga tàu cao tốc Bạch Đằng cho UBND TP HCM và Sở GTVT để phục vụ cộng đồng.
Ông cảm ơn TP HCM đã tạo điều kiện cho công ty tạm quản lý cầu tàu số 2 của bến Bạch đằng trong 5 năm qua. Khi nhận quản lý tạm ga tàu cao tốc Bạch Đằng, công ty đã ký thỏa thuận sẽ di dời không bồi thường bất cứ lúc nào thành phố có yêu cầu lấy lại bến Bạch Đằng phục vụ cho quy hoạch khác.
Chỉ trong vòng 19 ngày, với kinh phí trên 15 tỉ đồng vào tháng 1-2017, công ty này đã chuyển hóa cầu tàu số 2 của bến Bạch Đằng trở thành một điểm đến du lịch đường thủy, đó chính là ga tàu cao tốc Bạch Đằng.
"Nay chúng tôi bày tỏ nguyện vọng muốn được tặng toàn bộ cơ sở vật chất trên ga tàu và kinh phí chuyển đổi công năng trở thành một nơi sinh hoạt phục vụ cộng đồng theo đúng yêu cầu của UBND TP và Sở GTVT" - ông Hải viết.