Định hướng nghề dựa trên sở thích và năng lực học sinh

Nguyễn Thuỳ | 22/09/2022, 17:33
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo viên có thể tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách đúng đắn nhất, khi hiểu được sở thích, năng lực, hoàn cảnh của học sinh.

Là giáo viên có thâm niên gần 20 năm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, cô giáo Nguyễn Thị Yên, giáo viên Trường THPT Hoàng Lệ Kha (Hà Trung) cũng cho biết, vì được chủ nhiệm cả 3 năm cấp III nên giáo viên chủ nhiệm nắm rất rõ sở thích, năng lực cũng như hoàn cảnh của từng học sinh vì thế việc định hướng cho các em theo đúng nghề, đúng năng lực không khó khăn. Cái khó là giáo viên sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về các ngành nghề sẽ thu hút nguồn lao động trong tương lai để định hướng làm sao vừa phù hợp với học sinh mà sau khi ra trường học sinh cũng dễ dàng tìm việc làm đúng ngành học.

Giáo viên phải có kỹ năng khi định hướng

Hầu hết phụ huynh đều mong muốn cho con mình vào đại học. Tuy nhiên, mỗi học sinh có một năng lực và sở thích riêng. Thế nên, khi hướng dẫn cho học sinh chọn lựa con đường tương lai của mình, giáo viên cần phải có kỹ năng.

“Vào học kỳ 2 của lớp 9, nhà trường sẽ tổ chức nhiều kỳ thi đánh giá năng lực của học sinh. Từ kết quả đánh giá đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi cho phụ huynh và phối hợp cùng phụ huynh định hướng cho học sinh nên thi vào lớp 10 THPT công lập hay định hướng học nghề.

Trong những năm gần đây, nhiều học sinh đã chấp nhận đi học nghề song song với học văn hoá ngay sau khi học hết cấp 2. Việc học ngành nghề và bậc học phù hợp với năng lực và năng khiếu của học sinh là cách tốt nhất để các em tiếp tục phát triển nghề nghiệp, công việc, cuộc sống của mình trong tương lai chứ không phải việc thi đại học là con đường duy nhất. Giáo viên vẫn hướng cho phụ huynh và học sinh hiểu, nếu các em chọn học nghề, sau này vẫn có cơ hội học liên thông cao đẳng hay đại học”, thầy Minh Anh cho biết.

Cũng theo thầy Minh Anh, mỗi năm trung bình nhà trường có hơn 30 % học sinh rẽ sang con đường học nghề và qua theo dõi thấy rằng các em sau khi học nghề có công việc rất ổn định.

“Học sinh mà không thích mà ép là thất bại hoàn toàn. Quyền lựa chọn là quyền của học sinh, giáo viên chỉ là người định hướng, vậy thì phải định hướng như thế nào để học sinh hiểu và phụ huynh cũng đồng tình”, thầy giáo Hoàng Duy Tùng nêu quan điểm.

Thầy Hoàng Duy Tùng đánh giá cao giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình bổ ích này sẽ giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp. Từ việc được trải nghiệm, học sinh sẽ rút ra rằng, mình có hợp với lĩnh vực nghề nghiệp đã được tư vấn không; có phù hợp với những yêu cầu của thị trường lao động hay không? Từ đó học sinh sẽ đưa ra được quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cô và gia đình một cách nhanh nhất.

Thầy Tùng cũng khẳng định việc học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ ban đầu đã cho kết quả những năm gần đây tỷ lệ học sinh của nhà trường đậu đại học ra trường làm đúng nghề tương đối cao.

“Học sinh được định hướng nghề nghiệp theo đúng năng lực và sở thích thì sẽ phát triển tốt trong ngành nghề của mình sau này cũng như phục vụ đúng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất”, thầy Hoàng Duy Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hoá khẳng định.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/dinh-huong-nghe-dua-vao-so-thich-nang-luc-cua-hoc-sinh-post608965.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/dinh-huong-nghe-dua-vao-so-thich-nang-luc-cua-hoc-sinh-post608965.html
Bài liên quan
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần thực chất và tránh hình thức
Những ồn ào xung quanh câu chuyện một trường THCS ở Hà Nội bị “tố” vì khuyên học sinh yếu kém không thi vào lớp 10 cho thấy công tác phân luồng cho HS sau tốt nghiệp THCS cần phải được tiến hành sớm và thực chất.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Định hướng nghề dựa trên sở thích và năng lực học sinh