Thứ ba, người dân, trẻ em vùng Tây Nguyên ngoan, hiền lành, chất phác… là một thuận lợi. Bởi vì nền giáo dục đang triển khai đặc biệt quan trọng lấy phát triển con người về nhân cách… hướng đến hạnh phúc.
Thứ tư: Cư dân ở một số khu vực có đời sống kinh tế khá, thuận lợi khi triển khai xã hội hoá trong giáo dục.
Bộ trưởng cho rằng, là khu vực đa dạng về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nên đặt ra cho Tây Nguyên, đặc biệt GD phổ thông phải bảo lưu đa dạng văn hoá. Qua đó, vừa đạt giá trị chung của con người Việt Nam, vừa đạt văn hoá riêng khu vực và phải là vùng văn hoá giàu bản sắc.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai). |
Bộ trưởng cũng đặt ra một số nhiệm vụ cho giáo dục vùng Tây Nguyên, như: Trong năm 2023 toàn ngành giáo dục, địa phương thực hiện giải trình về 10 năm triển khai Nghị quyết 29. Do đó, Bộ trưởng mong các địa phương, đơn vị kiến nghị vướng mắc để điều chỉnh, nhằm có những định hướng mạnh mẽ. Bên cạnh đó thực hiện yêu cầu của đoàn giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình GDPT 2018…
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, đổi mới GPPT phải qua một quá trình không quá cứng nhắc, không quá nóng vội, cần một lộ trình và thời gian. Theo đó, Chương trình GD phổ thông 2018 với tính mở cao, quyền chủ động cho các địa phương, trường học, cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh… như: tự lựa chọn SGK, tài liệu giáo dục địa phương… Việc triển khai có một số thời điểm cần tập trung cao độ về chỉ đạo, cơ sở vật chất… Trong giai đoạn 2023-2024, 6 lớp bước vào chương trình mới, thay SGK - nên việc đầu tư phải cần tính toán để đúng thời điểm nhằm phát triển một cách tốt nhất.
Bộ trưởng lưu ý, trong quá trình triển khai, các tỉnh khó khăn đặc biệt xem xét, vì nếu không khéo, không tập trung toàn bộ nguồn lực thì rất có thể gia tăng khoảng cách về giáo dục giữa các tỉnh, vùng miền…Việc tập trung kiên cố hoá trường học, sắp xếp quy hoạch mạng lưới các điểm trường cần rà soát, nhưng cần thận trọng, hợp lý; đồng thời cần phát huy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, hiện nay khu vực Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội thì nhân lực hết sức quan trọng; mong rằng bằng những giải pháp tổng thể các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ cố gắng, từng bước thực hiện thắng lợi giáo dục.