Đọc hiểu thần thoại trong Chương trình Ngữ văn mới

PV | 19/12/2022, 06:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Năm học 2022 - 2023 Chương trình giáo dục phổ thông mới đang bắt đầu được thực hiện đối với học sinh lớp 10.

Kiếm con trâu sừng cong

Chọn con trâu sừng dài

Đẽo con trâu cái ách

Đục lỗ ách luồn dây

Chão dẻo làm dây cày

Thừng dài làm dây bừa

Trâu cày, bừa san đất

Chẳng quản gì nhọc mệt

San đất là việc chung

…………………………………….

Nhiều sức, chung một lòng

San mặt đất cho phẳng

Nhiều tay chung một ý

San mặt đất, làm ăn…

(Trích Thần thoại “Mẹ trời, mẹ đất” của dân tộc Lô Lô)

Thần thoại sáng tạo với kiểu nhân vật là những anh hùng văn hóa với những kỳ tích phản ánh tín ngưỡng, văn hóa, cuộc sống lao động của từng cộng đồng. Qua đó, con người cũng gửi gắm ước mơ chinh phục tự nhiên, cải tạo cuộc sống với những mẫu nhân vật lý tưởng có cả sức mạnh trí tuệ và sức mạnh thể chất, chẳng hạn trong Thần thoại Hy Lạp các nhân vật He-ra-Clet, Pro-Mê-Tê là những mẫu nhân vật tiêu biểu.

Nhà thơ Bằng Việt từng viết những câu thơ ca ngợi Pro-Mê-Tê:

Đỉnh cao vợi. Núi vươn lên vô tận,

Nơi Prômêtê ăn cắp lửa bị xiềng.

Tiếng xích như còn âm vang trong đá.

Đã có một thời, lẫn cùng giọng hú,

Mặt người không xa khuôn mặt

sói rừng

Nhai thịt sống, rồi lấy tay chùi mép!

Đêm cuối cùng trước khi có Prômêtê

Chưa ai nhận: Mình còn là muông thú!

Chưa ai nghĩ: Mình vẫn thời tiền sử,

Lạc trong đêm dày ức triệu năm qua...

(Đỉnh Pro-Mê-Tê - Bằng Việt)

Trong kho tàng Thần thoại Việt Nam có một hiện tượng đáng lưu ý là có rất nhiều Thần thoại được Truyền thuyết hóa, nhất là những truyện kể về thời Hùng Vương. Qua khảo sát chúng tôi thấy nhiều Truyền thuyết được phát triển từ Thần thoại, chẳng hạn truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng.

Nhận xét về truyện Thánh Gióng, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho rằng: Nếu truyền thuyết là một loại hình tự sự dân gian phản ánh nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa bằng hư cấu thần kỳ thì Thánh Gióng là một truyền thuyết đích thực.

Thần thoại là truyện kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng thần linh, còn cổ tích là thông qua sự hư cấu thần kỳ để thể hiện ước mơ khát vọng của con người thì Thánh Gióng vừa là một thần thoại đẹp vừa là một cổ tích đậm chất thơ.

Trong kho tàng truyện cổ nước ta có nhiều tác phẩm mang tính đa thể loại như thế, nhưng đây là một trong những truyện tiêu biểu. Điều này nói lên cốt truyện đã xuôi theo dòng thời gian đi qua ba miền văn hóa là thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, đến mỗi miền lại được khúc xạ và bồi đắp thêm những lớp phù sa chi tiết để phát ra những ánh sáng ý nghĩa mới.

Như vậy đọc Thần thoại không chỉ là biết thêm về nguồn gốc các vị thần mà trong đó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, đòi hỏi người đọc phải nắm bắt được những mạch ngầm của văn bản để hiểu thêm về giá trị tác phẩm.

Từ những văn bản Thần thoại được đưa vào các bộ sách, học sinh sẽ hình thành được kỹ năng đọc bất cứ văn bản thần thoại nào ngoài chương trình. Điều này giúp học sinh hình thành kỹ năng đọc hiểu thần thoại một cách thiết thực, hiệu quả, rời xa văn mẫu và cách dạy truyền thụ kiến thức trước đây.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/mot-so-van-de-ve-doc-hieu-than-thoai-trong-chuong-trinh-ngu-van-moi-post619225.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/mot-so-van-de-ve-doc-hieu-than-thoai-trong-chuong-trinh-ngu-van-moi-post619225.html
Bài liên quan
2 thay đổi trong kiểm tra đánh giá Ngữ văn
Cô Nguyễn Ngọc Thuý, Trường THCS Phan Chu Trinh (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) chia sẻ lưu ý về 2 thay đổi trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đọc hiểu thần thoại trong Chương trình Ngữ văn mới