Đổi mới họp phụ huynh thế nào để phát huy thế 'chân kiềng'?

Đức Hạnh | 26/09/2022, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hoạt động họp phụ huynh không thể thiếu vào đầu mỗi năm học.

Theo cô Trần Thị Lan Hương, Hiệu trưởng nhà trường, khối THCS bước sang năm thứ 2 triển khai CT GDPT mới, trường yêu cầu giáo viên chú trọng giới thiệu về chương trình, yêu cầu với học sinh; đòi hỏi tương tác của phụ huynh với nhà trường… Mặt khác, dành thời gian để phụ huynh trao đổi thắc mắc, khó khăn và giáo viên giải đáp, cùng tháo gỡ. Đặc biệt với hơn 20/350 học sinh có hoàn cảnh khó khăn (nhà nghèo; bố mẹ ly hôn; ở với ông bà…), giáo viên sẽ cùng gia đình tìm giải pháp tháo gỡ để đảm bảo điều kiện học tập cho trò.

Đối với các khoản thu chi đầu năm học, cô Hương cho biết nhà trường chưa triển khai trong cuộc họp phụ huynh bởi quận, phòng GD&ĐT đang kiểm duyệt và thông qua mức thu chung cho các trường.

Sau nhiều năm tham gia họp phụ huynh, anh Nguyễn Việt Anh, có con học lớp 10 Trường THPT Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) nhận thấy đổi mới đáng kể trong cuộc họp năm nay. Giáo viên chủ nhiệm trình bày vắn tắt, trọng tâm vào vấn đề cần thông báo đầu năm học. Phần lớn thời gian để phụ huynh bầu ban phụ huynh lớp và trao đổi các vấn đề, nội dung liên quan đến hỗ trợ học tập cho học sinh.

Đổi mới họp phụ huynh thế nào để phát huy thế 'chân kiềng'? ảnh 1

Đổi mới giáo dục đòi hỏi họp đầu năm thay đổi để phụ huynh nắm được những thông tin, yêu cầu. Ảnh: IT

Đáng nói, cuộc họp đã thống nhất về chủ trương, kế hoạch hoạt động của lớp trong năm. Từng hoạt động cụ thể (thăm quan; liên hoan; khen thưởng cá nhân học sinh, mức đóng góp ủng hộ quỹ lớp tự nguyện….) sẽ được biểu quyết qua bình chọn trên nhóm Zalo. Điều này đảm bảo minh bạch, dân chủ, thậm chí phụ huynh có thể thay đổi quyết định trước đó sau khi cân nhắc, suy nghĩ lại (trong khoảng thời gian mở và kết thúc bầu chọn)…

Phát huy vai trò phụ huynh trong giáo dục

Là trường đầu tiên trên địa bàn TP Lào Cai tổ chức hội nghị đối thoại với cha mẹ học sinh đầu năm học nên Trường Tiểu học Bắc Lệnh hướng tới và kỳ vọng vào việc phát huy tối đa sức mạnh, trí tuệ, đồng lòng của tập thể, phụ huynh để xây dựng, phát triển nhà trường.

Hơn nữa, theo cô Trần Thị Liên, khi nhà trường công khai, minh bạch các mục tiêu kế hoạch giáo dục, hoạt động liên quan đến xã hội hóa giáo dục, thậm chí cả những khó khăn tồn tại cần tháo gỡ… phụ huynh sẽ thêm thấu hiểu, cùng chia sẻ, góp ý xây dựng nhà trường. Càng đạt được sự thống nhất cao giữa nhà trường và phụ huynh càng có thêm sự đồng hành, chung tay, hỗ trợ... Mặt khác, phản biện, góp ý, đề xuất (nếu có) cũng giúp nhà trường nghe được mong muốn, yêu cầu của phụ huynh để tiếp tục hoàn thiện…

Cho rằng, khi giáo dục đang đặt ra những yêu cầu mới thì việc họp phụ huynh đầu năm học và các hoạt động của ban phụ huynh trong năm học cũng cần được đổi mới để phù hợp. Chia sẻ quan điểm, anh Việt Anh đồng thời bày tỏ mong muốn: “Họp phụ huynh là diễn đàn do đó cần để phụ huynh thảo luận, thống nhất các vấn đề liên quan ở góc độ cho phép thay vì chỉ ngồi nghe những quyết định có sẵn hoặc vấn đề đã sắp đặt, chỉ “mượn” phụ huynh biểu quyết. Công khai, minh bạch, có trách nhiệm thì chắc chắn các cuộc họp và hoạt động của hội phụ huynh sẽ phát huy được vai trò của “chân kiềng” trong giáo dục…”.

“Đổi mới họp phụ huynh để đảm bảo sự gắn kết, phát huy hiệu quả trong bối cảnh giáo dục đổi mới hiện nay vô cùng cần thiết. Giáo dục chỉ hiệu quả khi có sự thấu hiểu, chung tay sẻ chia của gia đình với các hoạt động trường lớp…”, cô Trần Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lệnh (TP Lào Cai, Lào Cai) nhấn mạnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-hop-phu-huynh-the-nao-de-phat-huy-the-chan-kieng-post609287.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/doi-moi-hop-phu-huynh-the-nao-de-phat-huy-the-chan-kieng-post609287.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới họp phụ huynh thế nào để phát huy thế 'chân kiềng'?