Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách làm mất lòng tin của các nhà chức trách Mỹ, ví dụ như việc Washington phải chật vật để trả nợ và cuối cùng đạt được thỏa thuận vào phút chót.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến sự suy giảm niềm tin ở đồng Dollar là việc Washington theo đuổi chính sách trừng phạt nhằm vào ngành tài chính.
"Các biện pháp trừng phạt tiếp tục ngăn cản dòng chảy tự do của đồng đô la trong thương mại và tài chính toàn cầu có thể khuyến khích sự đa dạng hóa tiền tệ lớn hơn nữa" - phân tích nêu rõ.
Cuối tuần trước, Nhà Trắng và đảng Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc dỡ bỏ trần nợ trong 2 năm, đồng thời cắt giảm một số chi tiêu của chính phủ trong cùng thời kỳ để tránh kịch bản vỡ nợ thảm khốc.
Các bên đã bế tắc trong nhiều tháng về một số vấn đề của thỏa thuận, làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của thị trường toàn cầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm Chủ nhật đã hoàn tất thỏa thuận ngân sách với Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy để đình chỉ trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2025 và cho biết thỏa thuận này đã sẵn sàng để chuyển sang Quốc hội bỏ phiếu.
Với các tin tức này, đồng Dollar vẫn chưa thực sự nhận được các tín hiệu tích cực. Vào thứ Hai, giá đồng Dollar vẫn trượt giá 0.25% so với đồng Yên của Nhật Bản. Chỉ số Dollar, chỉ số đo lường giá trị của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ tài chính khác, cũng giảm nhẹ.