Nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý mà Nhật Bản sắp xả ra biển về cơ bản khác với nước thải do các nhà máy điện hạt nhân tạo ra trong quá trình vận hành bình thường, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc đưa ra thông báo. Nước thải từ nhà máy Fukushima chứa các đồng vị phóng xạ khác với nước thải từ các nhà máy hạt nhân thông thường và mức độ xử lý cũng khó khăn hơn nhiều.
Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại. Để tạm thời làm lò phản ứng, Nhật Bản đã phải bơm hơn 1 triệu tấn nước. Lượng nước nhiễm phóng xạ này được lưu giữ ở hàng trăm bể chứa, trải qua quá trình xử lý phức tạp.
Nhật Bản khẳng định hệ thống lọc tinh vi đã loại bỏ hầu hết các đồng vị phóng xạ có hại trong nước, chỉ để lại tritium. Lượng nhỏ tritium có thể hòa lẫn với nước biển và không gây ô nhiễm môi trường, nhà chức trách Nhật Bản cho biết.
Tuy nhiên, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cho rằng, không có gì đảm bảo rằng nước thải Nhật Bản sắp xả ra biển là an toàn 100%. Nhật Bản có thể đã trộn theo tỷ lệ 10 thùng nước thải nhiễm phóng xạ nồng độ cao với lượng lớn nước thải hạt nhân thông thường, từ đó tạo ra nước thải đủ tiêu chuẩn, nhà chức trách Trung Quốc nhận định.
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc khẳng định sẽ giám sát kỹ lưỡng môi trường biển và đưa ra cảnh báo sớm nếu có bất thường, một khi Nhật bản xả nước phóng xạ ra biển.