Đột phá từ chuyển đổi số giáo dục

27/09/2023, 15:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các nhà trường.

Những chuyển động tích cực

Là đảng viên trẻ, cô Nguyễn Thị Ngoãn - đảng viên chi bộ Trường tiểu học thị trấn Rạng Đông đã tự ý thức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh. Theo đó, từ những việc làm giản dị, gắn với chuyên môn, nghiệp vụ đều được cô thực hiện.

“Tôi chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm và làm chủ công nghệ” – cô Ngoãn bộc bạch.

Theo ông Trần Văn Nam - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng, tính đến tháng 5/2023, toàn huyện có 24 trường mầm mon, với 383 lớp học (đạt 95%) được trang bị phương tiện, thiết bị giáo dục, dạy học có kết nối internet, phục vụ cho giáo viên khai thác học liệu số và bài giảng điện tử. Với cấp tiểu học, có 489 lớp/24 trường và cấp THCS có 295 lớp/25 trường được trang bị phương tiện, thiết bị nêu trên.

Đáng chú ý, các tiện ích thiết thực của công nghệ thông tin được ứng dụng hiệu quả trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính. Theo đó, từ đầu năm đến nay, phòng đã tiếp nhận 213 hồ sơ; trong đó, đã giải quyết 210 hồ sơ, đạt 100%, 3 hồ sơ đang giải quyết. Có 212/213 thủ tục thuộc lĩnh vực GD&ĐT thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

Trường tiểu học xã Nghĩa Thịnh trang bị bảng tương tác phục vụ cho thầy - trò trong dạy - học. ảnh 4

Trường tiểu học xã Nghĩa Thịnh trang bị bảng tương tác phục vụ cho thầy - trò trong dạy - học.

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa Phòng GD&ĐT với Sở GD&ĐT, với UBND huyện, các cơ quan trong huyện và các trường dưới dạng điện tử đạt 100%. Quy trình nội bộ giải quyết các TTHC được điện tử hóa và cập nhật công khai trên cổng dịch vụ công của huyện. Nhờ vậy, các giao dịch hành chính đều được bảo đảm đúng quy trình, quy định, tiến độ thời gian.

“Từ năm học 2021-2022 đến nay, ngành GD&ĐT Nghĩa Hưng đã động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các cuộc thi như: Thiết kế thiết bị dạy học số, thiết kế bài giảng Elearning.

Cuộc thi không chỉ giúp giáo viên bước ra vùng an toàn, mà còn khẳng định chuyển đổi số là xu hướng mới của giáo dục và công nghệ là “chìa khóa” của tương lai” – ông Nam nêu quan điểm.

Viện dẫn cho quan điểm của mình, Phó trưởng phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng chia sẻ, tại Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Nam Định tổ chức (lần 1), huyện Nghĩa Hưng có 121 sản phẩm dự thi.

Kết quả, có 3 giải Nhất, 17 giải Nhì, 21 giải Ba và 25 giải Khuyến khích. Ở lần 2, có 88 sản phẩm dự thi và có 50 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh, trong đó có 7 giải Nhất, 6 giải Nhì, 12 giải Ba và 25 giải Khuyến khích.

Đối với Cuộc thi thiết bị dạy học số (cấp tiểu học), toàn huyện có 84 sản phẩm dự thi, trong đó 72 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh, 11 sản phẩm đoạt giải, gồm: 5 giải Nhất, 6 giải Nhì. Có 3 sản phẩm đạt giải Khuyến khích cấp Bộ.

“Có thể nói, chuyển đổi số trong giáo dục đã thu hẹp khoảng cách, tạo ra các trải nghiệm mới cho thầy – trò trong dạy – học. Trên hết là mang đến chuyển động tích cực, với những đột phá mới trong giáo dục” – ông Nam nhấn mạnh.

Chuyển đổi số không phải là công việc dễ dàng và có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều”. Song, vì mục tiêu phát triển giáo dục bền vững, cần sự chung tay, nỗ lực và quyết tâm cao của tất cả cán bộ, đảng viên, giáo viên huyện Nghĩa Hưng”ông Lại Trọng Hiếu bày tỏ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/dot-pha-tu-chuyen-doi-so-giao-duc-post655555.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/dot-pha-tu-chuyen-doi-so-giao-duc-post655555.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đột phá từ chuyển đổi số giáo dục