Đốt pháo thế nào để không vi phạm pháp luật vào dịp Tết 2024

14/01/2024, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việc sử dụng pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đáng hằng năm là nhu cầu của rất nhiều người nhưng đốt pháo thế nào để không vi phạm pháp luật là một trong những vấn đề mọi người cần đặc biệt quan tâm.

Vào dịp Tết nguyên đán hằng năm các lực lượng chức năng phải tăng cường công tác kiểm soát các hành vi vi phạm về việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, đốt pháo.

Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009 của Chính phủ),cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Chỉ mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh pháo hoa.

Đốt pháo thế nào để không vi phạm pháp luật vào dịp Tết 2024 - 1

Hướng dẫn phân biệt, mua và sử dụng pháo hoa. Ảnh: Internet

Cũng theo nghị định này, nghiêm cấm các hành vi Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này và các hành vi khác quy định tại Điều 5 nghị của nghị định.

Theo Th.S Đào Thị Nguyệt, giảng viên Khoa Luật – Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, trên thực tế còn rất nhiều người dân nhầm lẫn quy định của pháp luật về việc sử dụng pháo này, vì đa phần là truyền miệng nhau về việc được phép sử dụng pháo nên mọi người hiểu đơn giản là “Nhà nước cho phép đốt pháo”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 137 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009 của Chính phủ). Trong đó, cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện như: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Để sử dụng pháo đúng quy định, chúng ta cần xác định được, đâu là pháo nổ, pháo hoa nổ và pháo hoa, được quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 137. Theo đó, “Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ”.

Còn “Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ”.

Như vậy, pháo hoa được sử dụng không gây ra tiếng nổ, tránh nhầm lẫn với pháo hoa nổ như quy định trên. Đồng thời, người dân cần biết rằng: Pháo nổ nghiêm cấm sử dụng trong mọi trường hợp, còn pháo hoa nổ cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được pháp luật cho phép.

Ngoài ra, khi sử dụng pháo hoa người dân cần phải đảm bảo được các điều kiện được phép sử dụng pháo hoa; chỉ mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh pháo hoa; khi sử dụng pháo hoa cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại nghị định này và không thức hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại điều 5 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đốt pháo thế nào để không vi phạm pháp luật vào dịp Tết 2024