Đối với nhóm ngành đào tạo sức khỏe có chứng chỉ hành nghề, TS Vũ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) – nhìn nhận, điểm đầu vào của các nhóm ngành này luôn đứng top đầu. Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay có tính ổn định như năm ngoái. Trong đó, môn Sinh học có phổ điểm hơn so với năm ngoái.
“Đó là lý do tôi nhất trí phương án của Bộ GD&ĐT đưa ra” - TS Vũ Thanh Hải bày tỏ, đồng thời ghi nhận: Năm nay, với cách tính điểm ưu tiên mới sẽ tránh được trường hợp thí sinh 29,5 điểm vẫn trượt đại học, trong đó trường đào tạo ngành Y.
Tán thành với mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT; PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược (ĐH Thái Nguyên) nhận xét, điểm sàn năm nay được xem xét, cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng lưỡng, có cơ sở khoa học. Do đó, mức điểm sàn năm nay từ 19 đến 22,5 điểm là phù hợp.
“Với Trường ĐH Y - Dược (Đại học Thái Nguyên), phạm vi tuyển sinh chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc nên với mức điểm sàn này, nhà trường cũng không gặp khó khăn lớn” - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng trao đổi.
Từ những dữ liệu về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng dự đoán điểm trúng tuyển vào nhóm ngành sức khỏe năm nay cơ bản ổn định như năm ngoái, không có sự đột biến.
Với nhóm ngành đào tạo giáo viên, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn nhận định, đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, mức điểm chuẩn năm nay sẽ không có biến động nhiều, cơ bản tương đương năm ngoái.
Mặc dù có những yếu tố có thể khiến điểm chuẩn có thể thay đổi đôi chút, nhưng chỉ tiêu sư phạm ít hơn so với năm ngoái nên điểm chuẩn đầu vào sẽ không có sự thay đổi nhiều.
Theo PGS.TS Lê Quang Sơn, tùy theo chất lượng đào tạo, uy tín từng trường, dự kiến điểm chuẩn đầu vào khối ngành sư phạm sẽ dao động khác nhau. Sẽ có ngành học/trường học lấy 23-24 điểm, thậm chí cao hơn nhưng cũng có ngành/trường lấy điểm thấp hơn, khoảng 20 điểm là có cơ hội trở thành sinh viên sư phạm.
Còn với nhóm ngành đào tạo sức khỏe có chứng chỉ hành nghề, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng dự đoán, điểm trúng tuyển theo phương thức kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ cơ bản ổn định như năm trước.
Liên quan đến cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên, PGS.TS Lê Quang Sơn nhận thấy vẫn có nhiều khó khăn phương mắc và cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ “Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”.
Nếu sửa Nghị định này thì nên điều chỉnh theo hướng chuyển kinh phí đào tạo theo “đặt hàng” về cơ sở đào tạo giáo viên, chứ không phải chuyển về địa phương rồi địa phương lấy tiền đó để “đặt hàng” với trường sư phạm.