Ngoài ra, các nhà phân tích nhìn nhận mối liên hệ kinh tế và văn hóa gần gũi giữa Trung Quốc và Đông Nam Á giúp các nước ASEAN có lợi thế hơn so với các điểm đến du học truyền thống. Vì nền giáo dục Trung Quốc có mức độ cạnh tranh rất lớn nên bất kỳ môi trường nào ít cạnh tranh hơn cũng sẽ được giới trẻ săn đón.
Còn chị Monica, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại một trường đại học Philippines, cho biết việc học tập ở Đông Nam Á không chỉ thu hút sinh viên Trung Quốc, mà còn các nhà tuyển dụng, những người mong muốn tuyển chọn ứng viên có bằng cấp cạnh tranh.
Điều này là do thị trường việc làm Trung Quốc ngày càng khắt khe, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh thiếu niên tăng cao. Nhiều công ty tư nhân, công ty vừa và nhỏ sa thải hàng loạt nhân viên nên nhu cầu tuyển dụng càng cao hơn.
Tuy nhiên, nhiều người học đánh giá bằng cấp Đông Nam Á là chưa đủ với họ. Do muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, Yao dự kiến sau khi học tập ở Malaysia sẽ nộp đơn xin làm nghiên cứu sinh tại Mỹ. Đông Nam Á có thể chưa phải là điểm dừng cuối cùng của người trẻ Trung Quốc.
Theo bà Catherine Zhu, chuyên gia tư vấn giáo dục nước ngoài, hầu hết các trường đại học ở Đông Nam Á, ngay cả những trường có thứ hạng cao trên toàn cầu, đều thân thiện hơn. Họ đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn cho sinh viên Trung Quốc, yêu cầu thành tích học tập thấp hơn; thậm chí nhiều nơi còn chào đón cả học viên tốt nghiệp trường nghề.
Theo SCMP