Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố khởi phát cơn hen phế quản phổ biến nhất hiện nay là thay đổi thời tiết, sau mới tới các dị nguyên làm kích ứng đường thở như thức ăn, lông chó mèo, nấm mốc, các hoạt động gắng sức…
Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, trong một ngày cũng có thể tồn tại nhiều hình thái thời tiết khác nhau, sáng lạnh, trưa và chiều chuyển nóng, tối và nhất là ban đêm nhiệt độ giảm mạnh. Kiểu thời tiết này tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn phát triển và tấn công người bệnh. Đây cũng là tác nhân quan trọng làm khởi phát cơn hen cấp tính, đặc biệt với đối tượng người già và trẻ nhỏ, những đối tượng khó thích nghi với thay đổi của thời tiết. Thời gian gần đây, theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản lên cơn hen cấp có tỷ lệ gia tăng hơn trước, phần lớn bệnh nhân nhập viện lúc nửa đêm gần sáng.
Làm thế nào để dự phòng và kiểm soát cơn hen?
Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen là điều hoàn toàn có thể. Song thực tế cho thấy, có tới 89% không điều trị dự phòng và cũng chỉ có 29% người đi khám. Theo chuyên gia, sở dĩ có tình trạng này bởi một bệnh nhân hen phế quản còn có tâm lý coi thường và điều trị không đúng cách. Để điều trị, bệnh nhân cần dùng thuốc giãn phế quản (khi có cơn) và thường xuyên dùng thuốc dự phòng để chống viêm. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân do thấy dễ chịu khi dùng thuốc cắt cơn đã không dùng thuốc dự phòng nữa. Do gốc bệnh là tính trạng viêm mạn tính không được điều trị, chỉ tập chung điều trị vào triệu chứng, khi có cơn mới dùng thuốc giãn phế quản nên tình trạng viêm ngày càng trầm trọng, tần xuất lên cơn hen tăng, mức độ nặng hơn.
Dự phòng hen là chìa khóa tiên quyết để giảm tần suất tái phát hen trong tương lai, ngăn ngừa chức năng phổi mất đi theo thời gian và hạn chế các tác dụng không mong muốn khi lạm dụng thuốc giãn phế quản. Ngoài dự phòng theo Tây y, hiện nay nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn phương pháp dùng thảo dược, điều trị theo y học cổ truyền để phòng và điều trị hen phế quản.