Dùng nhện trừ côn trùng gây hại

31/03/2024, 08:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Loài nhện A. eharai có tiềm năng nhân nuôi sinh khối và được ứng dụng trong phóng thả phòng trừ các loài côn trùng, nhện hại trên cây có múi ở Việt Nam.

Trong đó, lần đầu tiên 3 loài mới được ghi nhận tại Việt Nam. Cả 5 loài mới định danh đều hiện diện ở mô hình canh tác VietGap và hữu cơ, trong khi ở mô hình canh tác truyền thống chỉ có sự hiện diện của 2 loài A. eharai và A. lenis.

Nhóm nghiên cứu đã xác định mức độ đa dạng thành phần loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng giữa các tỉnh và giữa các mùa trong năm. Loài A. Eharai, loài phong phú nhất có tần suất hiện diện ở cả mùa mưa và nắng, ở các khu vực điều tra đều cao hơn các loài còn lại.

Nhóm đánh giá khả năng tiêu thụ con mồi cái ở giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành của loài nhện bắt mồi A. eharai thu thập được trên cây có múi. Theo đó loài P. citri là con mồi ưa thích hơn đối với nhện bắt mồi A. eharai.

Từ đó, các nhà khoa học đã xây dựng được quy trình nhân sinh khối loài nhện bắt mồi tiềm năng (1 trong 5 loài thu thập được) là A. eharai với nguồn thức ăn thay thế là trứng Artermia franciscana, có thể dùng con mồi tự nhiên (nhện đỏ) làm nguồn thức ăn bổ sung trong quá trình nhân nuôi sinh khối. Những con cái đã qua giao phối có thể được bảo quản tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 5 độ C, ẩm độ 95%, tối hoàn toàn trong thời gian 30 ngày.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có một nghiên cứu ứng dụng các loài nhện bắt mồi bản địa để phòng trừ các loại côn trùng và nhện hại trên cây có múi.

Qua nghiên cứu, nhóm đã xác định được tỷ lệ phóng thả thích hợp giữa nhện bắt mồi A. eharai và vật mồi T. urticae là 1:4, tỷ lệ phóng thả thích hợp giữa nhện bắt mồi A. eharai và vật mồi P. citri là 1:3.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc phóng thả nhện bắt mồi A. eharai đơn thuần hoặc phóng thả nhện bắt mồi A. eharai kết hợp với thuốc trừ sâu sinh học đã khống chế được nhện hại P.citri. Loài nhện bắt mồi A. eharai sau khi phóng thả có thể hình thành quần thể tốt trong điều kiện tự nhiên.

Qua quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương pháp phòng trừ, các nhà khoa học đã khẳng định rằng: Việc phóng thả thiên địch một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc trừ sâu sinh học đã mang lại hiệu quả trong việc quản lý côn trùng, nhện hại trên cây bưởi góp phần nâng cao lợi nhuận kinh tế cho nông sản và bảo vệ môi trường.

Từ những thành công của đề tài, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu điều kiện nhân nuôi tối ưu để xây dựng quy trình hoàn chỉnh, ứng dụng sản xuất lượng lớn loài nhện bắt mồi A. eharai để phòng trừ côn trùng và nhện hại cây trồng trong tương lai.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/dung-nhen-tru-con-trung-gay-hai-post676365.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/dung-nhen-tru-con-trung-gay-hai-post676365.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng nhện trừ côn trùng gây hại