F0 cách ly tại nhà nên ăn gì để tăng sức đề kháng

Thu Thuỷ | 31/07/2021, 16:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19, người bệnh cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng.

bi-quyet-an(1).jpg
Những F0, F1 cần ăn thức ăn mềm, lỏng, ăn đủ chất nhưng vừa phải để dễ tiêu hóa. Ảnh: Internet

Theo tiến sĩ Phạm Thị Lan Anh, Bộ môn Dinh Dưỡng, Đại học Y dược TP HCM trong “Sổ tay Sức khoẻ Covid-19″, cần giữ tinh thần thoải mái thưởng thức bữa ăn. Không nên quá lo về bệnh hay trách người đã lây bệnh cho mình. Có thể cùng ăn từ xa với người thân qua các ứng dụng Zalo, Facetime.

6 bước "Thiền ăn"

Bác sĩ Lan Anh khuyên áp dụng 6 bước trong công thức “Thiền ăn”: 

- Nhìn đĩa thức ăn và cảm nhận hình dạng nó giống hình ảnh vui nhộn nào đó.

- Nhắm mắt lại và tưởng tượng món ăn trong đầu. Nghĩ đến người làm ra món ăn, quy trình chế biến món ăn.

- Ngửi hương thơm tỏa ra và cảm nhận.

- Bước thứ 4 đưa thức ăn chạm môi, sau đó đưa vào lưỡi và cảm giác vị trí thức ăn chạm vào.

- Bằng ý thức, hãy cắn và cảm nhận vị ngon của thức ăn.

- Nhai và đếm nhẩm số lần trước khi nuốt. Nuốt từ từ cảm nhận thức ăn đang di chuyển xuống dạ dày và cảm ơn người đã tạo ra món ăn cho bạn.

Những bí quyết ăn ngon đơn giản

Đối với người thay đổi vị giác, khởi đầu từ ăn nhạt rồi tăng dần vị. Dùng thức ăn khi còn ấm sẽ có vị đậm đà hơn.

Dùng kẹo chua, kẹo bạc hà hoặc kẹo cao su trước và sau bữa ăn nếu bị khô miệng. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Với người chán ăn, cần chia nhỏ bữa ăn 4-6 lần/ngày, không bỏ bữa. Nếu không ăn cơm được thì thay thế bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cháo thịt, sữa giàu năng lượng, ngũ cốc…

bi-quyet-an-2.jpeg
Ảnh: Internet

Về chế độ dinh dưỡng, ăn đa dạng đủ chất. Bốn nhóm thực phẩm chính là bột đường từ các loại hạt, ngũ cốc; nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...; nhóm chất béo như mỡ động vật, dầu thực vật; nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả.

Uống nhiều nước, bổ sung nước trái cây, nước ép rau củ quả hoặc sinh tố. Hạn chế đồ ngọt, rượu bia, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào. Giảm ăn mặn, mỗi ngày dùng ít hơn 5g muối (khoảng một thìa cà phê). Luôn ăn chín uống sôi để tránh các bệnh gây ra do thực phẩm. 

Đối với trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát. Ăn các loại trái cây, rau, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh…, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Người cao tuổi, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh mạn tính, người thiếu cân có thể bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm như ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,..

Ăn uống đủ chất nhưng không nên quá nhiều. Chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động và mau hồi phục.

Bài liên quan
Sáng 31/7, thêm 4.060 ca Covid-19, gần 6 triệu người được tiêm vắc xin
Bộ Y tế cho biết sáng nay nước ta có 4.060 ca Covid-19 mới, trong đó có 973 ca trong cộng đồng. Trong ngày 30/7, có hơn 400.000 liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm trên cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
F0 cách ly tại nhà nên ăn gì để tăng sức đề kháng