Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại ING, nói: "Sổ đặt hàng công nghiệp của Đức đã trống rỗng trong 12 tháng qua. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc cũng rất chậm chạp, thấp hơn nhiều so với trước đại dịch".
Việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân khiến Đức thiếu lựa chọn nguồn cung do khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Getty
Chấm đen và điểm sáng
Theo ông Brzeski, nguyên nhân khiến Đức rơi vào tình cảnh hiện này là do nước này không thực hiện bất kỳ cải cách kinh tế nào trong 10 năm qua". "Đức đã tụt lại phía sau ở tất cả các bảng xếp hạng quốc tế về số hóa, cơ sở hạ tầng, khả năng cạnh tranh quốc tế..."
Một vấn đề khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng: Đó là giá khí đốt tự nhiên. Giá xăng ở châu Âu tăng vọt lên mức cao nhất lịch sử vào mùa hè năm ngoái.
Theo chuyên gia Obst, cú sốc về giá năng lượng đã tác động đặc biệt nặng nề đến một quốc gia công nghiệp hóa cao như Đức.
Mặc dù đã vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái tốt hơn nhiều so với mong đợi nhưng Đức vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc về nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Điều đó một phần là do Đức đã ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất điện hạt nhân, khiến nước này có ít nguồn năng lượng thay thế hơn so với các nước láng giềng như Pháp.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, kinh tế Đức vẫn xuất hiện nhiều điểm sáng.
Holger Schmieding, nhà kinh tế học lần đầu tiên gọi Đức là "kẻ ốm yếu của châu Âu" vào năm 1998, cho hay hiện nay Đức nắm giữ kỷ lục về cơ hội việc làm và nền tài chính công mạnh mẽ, dễ dàng điều chỉnh trước các cú sốc kinh tế.
Đức cũng cho thấy họ có thể hành động nhanh chóng: Năm ngoái, nước này đã phê duyệt và xây dựng một trạm LNG trong vài tháng để phá vỡ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.