Già hoá dân số, Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng?

Theo Hồng Lĩnh | 12/07/2023, 09:35
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số vào năm 2011, và dự kiến sẽ trở thành một nước có dân số già vào năm 2036, tức là chúng ta chỉ có 25 năm để thích ứng với già hoá dân số.

Vì vậy, cần phải có chính sách tạo điều kiện cho người lao động được hỗ trợ vốn vay phục vụ sản xuất và đảm bảo quyền lao động của người cao tuổi cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tham gia lao động của họ.

Đồng thời, cũng cần có các chính sách cụ thể để bảo vệ người cao tuổi trước các vấn đề như ngược đãi, lạm dụng hay phân biệt tuổi tác.

Nếu nhìn xa hơn, cần có chiến lược xây dựng xã hội thân thiện với mọi lứa tuổi.

Già hoá dân số, Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 4.

PV: Theo ông, các mô hình như Viện dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại Việt Nam đã thực sự phát huy hiệu quả?  Và cần phải cải thiện điều gì để thích ứng với tốc độ già hoá dân số?

Ông Lê Minh Đức: Ở Việt Nam, đã có một vài nơi mở Viện dưỡng lão. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung, không phải ai cũng phải tiếp cận được với dịch vụ này. Mức phí để người cao tuổi được chăm sóc tại Viện dưỡng lão từ 7 - 20 triệu/tháng - đây là con số không hề nhỏ với người cao tuổi, nhất trong bối cảnh người cao tuổi không có thu nhập ổn định và phải phụ thuộc nhiều vào con cháu hoặc an sinh xã hội của Nhà nước.

Như vậy, mô hình Viện dưỡng lão gần như không thể tiếp cận với đối tượng cần được chăm sóc nhất ví dụ như những người neo đơn và có hoàn cảnh khó khăn. Đấy là điều bất hợp lý.

Đó là chưa kể đến một số bất cập trong chính sách quản lý. Chính các Viện dưỡng lão cũng đang găp khó khăn trong chính mô hình hoạt động của họ như các quy định về quản lý chưa rõ ràng về mô hình khiến cho họ không xác định được họ có phải là cơ sở chăm sóc y tế hay không...

Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đều được thành lập tại cộng đồng, làng xã, thôn bản

Xét về một mặt nào đấy, các Trung tâm dưỡng lão có thể là môi trường tốt để chăm sóc người cao tuổi với đội ngũ y tế chuyên môn và luôn túc trực.

Già hoá dân số, Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 5.

Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đều được thành lập tại cộng đồng, làng xã, thôn bản

Tuy nhiên, có một điểm chúng ta cần lưu ý đến đó là nguyện vọng của người cao tuổi đó là liệu họ có muốn vào Viện dưỡng lão hay không? Theo khảo sát cộng đồng của HelpAge tại Việt Nam, phần lớn người cao tuổi có nguyện vọng già đi tại chỗ tức là tận hưởng tuổi già ngay tại cộng đồng, ngay tại gia đình của mình.

Đây cũng là hiện tượng chung trên toàn cầu. Rất nhiều nước trên thế giới đã có kết quả khảo sát về điều này. Ví dụ như Nhật Bản - nước có dân số già nhất thế giới cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mô hình Viện dưỡng lão tập trung để đáp ứng nhu cầu già đi tại chỗ của người cao tuổi.

Mỗi câu lạc bộ sẽ có 5 trường hợp được hỗ trợ tại nhà, mỗi trường hợp sẽ được chăm sóc ít nhất 2 lần/tuần

PV: Mô hình nào mà HelpAge International cho là khả thi để thích ứng với nhu cầu già đi tại chỗ của người cao tuổi?

Ông Lê Minh Đức : Các hoạt động của chúng tôi phần lớn được lồng ghép thông qua mô hình phát triển cộng đồng được gọi là “Liên thế hệ tự giúp nhau”. Mô hình này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là một mô hình bền vững, thích ứng với gìa hoá dân số và đã có 2 đề án để nhân rộng mô hình này trên toàn quốc. Hiện, nay đã có hơn 6.000 câu lạc bộ được thành lập ở khắp các địa phương trên toàn quốc.

Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau đều được thành lập tại cộng đồng, làng xã, thôn bản và được thành lập bởi chính người trong cộng đồng đó.

Bên cạnh đó, mô hình này cũng có thể kết hợp được với các bên liên quan khác như Hội người cao tuổi tại địa phương, y tế cơ sở, dịch vụ tư nhân... để giải quyết một cách toàn diện nhu cầu của người cao tuổi ở chính nơi mà họ sinh sống.

Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người cao tuổi được thực hiện qua nhiều cách khác nhau thông qua giao lưu chia sẻ, sinh hoạt chung hàng tháng, tổ nhóm có chung sở thích, thăm hỏi các thành viên khi ốm đau, tình nguyện viên chăm sóc tại nhà.... với chỉ tiêu mỗi câu lạc bộ sẽ có 5 trường hợp được hỗ trợ tại nhà, mỗi trường hợp sẽ được chăm sóc ít nhất 2 lần/tuần.

Bởi vậy, tôi cho rằng đây là mô hình có tính bền vững cao.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo vov.vn
https://vov.vn/xa-hoi/gia-hoa-dan-so-viet-nam-da-san-sang-thich-ung-post1032049.vov
Copy Link
https://vov.vn/xa-hoi/gia-hoa-dan-so-viet-nam-da-san-sang-thich-ung-post1032049.vov
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Già hoá dân số, Việt Nam đã sẵn sàng thích ứng?