Lúc 6h ngày 28/4, giá dầu Brent giao dịch ở mức 89,33 USD/thùng, tăng 0,55% (tương đương tăng 0,49 USD/thùng) so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 83,66 USD/thùng, tăng 0,34% (tương đương tăng 0,28 USD/thùng).
Giá dầu thô WTI tăng lên gần mức 84 USD/thùng và Giá dầu thô Brent tăng trên 89 USD/thùng vào thứ Sáu – ngày kết thúc tuần giao dịch, ghi nhận tăng khoảng 2% trong tuần này, được củng cố bởi triển vọng nhu cầu cải thiện và rủi ro nguồn cung dai dẳng liên quan đến xung đột Trung Đông.
Trước đó, hôm thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen nói với Reuters rằng tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý đầu tiên có thể được điều chỉnh cao hơn khi có nhiều dữ liệu hơn và lạm phát có thể sẽ trở lại mức bình thường sau khi một số yếu tố “đặc biệt” làm gián đoạn nền kinh tế.
Dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự kiến cũng làm dấy lên hy vọng về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong năm nay. Ở những nơi khác, dữ liệu mới nhất cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,37 triệu thùng trong tuần trước, bất chấp kỳ vọng tăng 1,6 triệu thùng.
Về phía cung, các thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến địa chính trị ở Trung Đông khi Israel tăng cường không kích vào Rafah bất chấp các đồng minh can ngăn tấn công thành phố phía nam Gaza.
Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON92 giảm 307 đồng/lít, không cao hơn 23.919 đồng/lít, giá xăng RON95 giảm 322 đồng/lít, không cao hơn 24.915 đồng/lít.
Giá các loại dầu thay đổi như sau: Dầu diesel giảm 730 đồng/lít, không cao hơn 20.716 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 730 đồng/lít, không cao hơn 20.686 đồng/lít. Riêng giá dầu mazut tăng 202 đồng/kg, không cao hơn 17.408 đồng/kg.
Như vậy, với mức giảm này, giá xăng đã rời mốc 25.000 đồng/lít.
Trong kỳ điều hành này, cơ quan quản lý đã quyết định không trích lập, không chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng.