Môn Sinh học
Xu hướng lựa chọn môn Sinh để xét tuyển đại học tập trung vào khối ngành Y dược, nên mức độ tập trung cho môn học này rất cao.
Số lượng điểm 10 cao nhất trong tổ hợp KHTN, nhưng điểm trung bình chỉ là 5.5.
Môn Lịch sử
Phổ điểm Sử năm nay vẫn như mọi năm, không có nhiều biến động. Lịch sử vẫn là môn thi có nhiều thí sinh điểm thấp nhất. Tần số điểm phía sau khá đẹp, nhưng chưa có sự phân hoá cao.
Với 52% học sinh bị điểm dưới trung bình môn lịch sử thì chắc chắn những người viết sách giáo khoa và các thầy cô giảng dạy sẽ phải đau đầu.
Vẫn như quan điểm trước đó của tôi, Điểm sử thấp không có nghĩa là học sinh không thích sử, không yêu nước. Điểm đó phản ánh cho sự bất cập trong việc dạy và học lịch sử hiện nay ở nhiều nơi.
Môn Địa lý
Đề Địa lý tương đối “dễ thở” khi phần nhiều rơi vào trọng tâm ôn tập và Atlat. Xét ở góc độ đánh giá tần số, phổ điểm Địa lý đẹp nhất trong tất cả các môn với điểm rơi vào 7.25-8.0 điểm.
Môn GDCD
Không phải là cơn mưa điểm 10 mà phải nói là “cơn bão” điểm 10. Phổ điểm cực kỳ cao dù đề thi có đôi câu nặng “tính chất Drama”. Điểm trung bình là 8.37 điểm.
Với việc môn GDCD được đưa vào nhiều tổ hợp xét tuyển đại học, thí sinh sẽ có lợi thế rất lớn nếu dùng kết quả GDCD với 18.680 thí sinh đạt 10 điểm.
Từ những phân tích và nhận định cá nhân, giảng viên Phạm Văn Giềng cũng “đoán” rằng: Chắc chắn điểm xét tuyển của các trường Đại học năm nay sẽ tăng khoảng 2-3 điểm cho những ngành hot và 1-2 điểm cho những ngành còn lại.
Số thí sinh điểm cao tạo ra nguồn tuyển sinh phong phú cho nhiều trường đại học, cao đẳng. Các ngành công an, quân đội, Y dược sẽ tiếp tục dẫn đầu về điểm xét tuyển.
Các ngành kinh tế, thương mại, tài chính vẫn được quan tâm, mức điểm sẽ tăng nhẹ, trừ 1 số trường có “thương hiệu”.
Các ngành sư phạm sẽ tăng mạnh điểm chuẩn (từ 2-3 điểm) ở 1 số ngành hot do chỉ tiêu bị giảm thấp so với mọi năm, đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Các ngành còn lại sẽ không có nhiều sự thay đổi so với mọi năm.