Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Xây dựng hình mẫu từ giáo viên

Minh Phong | 21/02/2022, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo các giáo viên và chuyên gia tâm lý, việc thành lập phòng tâm lý học đường trong các trường học phổ thông là rất cần thiết. Điều này rất tốt cho việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Thường thì người lớn luôn cho rằng mình đúng, vậy thì rất khó để tiếp cận học sinh. Khi các em tiếp cận tốt thì mình đã thành công 50% rồi, còn nếu vội kết luận theo hướng đánh giá của xã hội thì không bao giờ giải quyết được vấn đề vì các em không chia sẻ gì với mình” – thầy Giảng nói.

Thầy cô là những cây nhân cách...

Theo TS Nguyễn Thị Thanh Nga - Viện Tâm lý học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), nhà trường có thể xây dựng các nội dung giáo dục lối sống cho học sinh dựa trên các hiện tượng nổi cộm trong xã hội, các hành vi lệch chuẩn xuất hiện trong đời sống học đường.

Một nguyên lý mà nhà giáo dục nào cũng cần hiểu đó là: “Chúng ta chỉ có thể cho người khác cái mà chúng ta có”. Trong giáo dục đạo đức, lối sống cũng vậy, chỉ khi nào các thầy cô là những cây nhân cách, là những bậc thầy hiền trí chúng ta mới có thể trao truyền cho thế hệ học trò những phẩm chất đạo đức tốt đẹp được.

Học sinh trường PTDT Nội trú THCS Tương Dương. Ảnh tư liệu

“Vì vậy, tôi đề cao vấn đề xây dựng hình mẫu từ chính đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga nêu quan điểm, đồng thời nhấn mạnh: “Tam bảo” để giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh gồm: Người thầy hiền trí, bạn tốt và tủ sách hay. Thầy cần là người thầy đủ năng lực và phẩm chất nhân cách.

Trong nhà trường bắt buộc phải xây dựng bằng được thư viện, và không thể thiếu những cuốn sách hay về các vĩ nhân. Nên xây dựng văn hóa đọc, hướng dẫn cách chọn sách và cách đọc sách cho học sinh.

Vì tự học vẫn là một kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi người. Giáo dục đạo đức, lối sống cũng có thể thông qua các nhóm bạn. Vì với học sinh, quan hệ bạn bè yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của các em.

Ngoài ra, cần có sự gắn kết các lực lượng giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Cần thay đổi hình thức họp phụ huynh theo hướng thiết thực nhất như: tổ chức nhiều buổi “Parenting” trong đó tập trung trao đổi, chia sẻ về phương pháp giáo dục để nhà trường, gia đình hiểu nhau hơn, phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác giáo dục con trẻ.

Cũng theo TS Nguyễn Thị Thanh Nga, hoạt động giáo dục ngoại khóa là một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh. Riêng theo ghi nhận từ con tôi và những học sinh, sinh viên mà tôi biết, các em rất hào hứng với những giờ ngoại khóa.

Khi tham gia các hoạt động này, các em được xả căng thẳng sau các giờ ngồi bó hẹp trong không gian lớp học. Nếu chúng ta tổ chức tốt, hoạt động này giúp cho người học phát huy được nhiều kỹ năng, năng lực và chính là hoạt động củng cố, mở rộng các kiến thức trên lớp.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-xay-dung-hinh-mau-tu-giao-vien-6EPZrtB7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-xay-dung-hinh-mau-tu-giao-vien-6EPZrtB7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Xây dựng hình mẫu từ giáo viên